Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước là đơn vị mới thành lập theo quy định của Nghị định 102/2022/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN (có hiệu lực từ năm 2023).

Chuẩn bị các nội dung pháp lý cho hoạt động của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối
Cục Quản lý dự trữ ngoại hối là đơn vị mới thành lập theo quy định mới về cơ cấu, tổ chức của NHNN. Ảnh: T.L
Áp dụng một số quy định mới về thủ tục hành chính trong quản lý ngoại hối Tổng cục Dự trữ Nhà nước xử lý nghiêm các công chức vi phạm pháp luật

Dự thảo thông tư chuẩn bị cho việc thành lập Cục Quản lý dự trữ ngoại hối sẽ hướng dẫn việc thực hiện hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối tại NHNN. Các hoạt động này gồm: quản lý dự trữ ngoại hối chính thức; quản lý tiền gửi ngoại tệ và vàng của các tổ chức tín dụng và các nguồn ngoại hối khác; chế độ hạch toán, báo cáo, công bố và cung cấp thông tin liên quan đến dự trữ ngoại hối nhà nước.

Dự thảo thông tư quy định, muộn nhất cuối quý I hàng năm, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối chủ trì phối hợp với một số vụ chức năng khác xác định mức dự trữ ngoại hối trình Thống đốc NHNN phê duyệt và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Một số cơ sở để xây dựng mức dự trữ ngoại hối hàng năm là: mức năm trước; dự báo vĩ mô; dự báo cán cân thanh toán và thị trường ngoại hối; mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ năm tiếp theo; dự kiến nhu cầu chi ngoại hối năm tiếp theo…

Về các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh, Cục Quản lý dự trữ ngoại hối căn cứ nhu cầu quản trị rủi ro đối với hoạt động đầu tư dự trữ ngoại hối chính thức trình Thống đốc quyết định việc sử dụng các nghiệp vụ phái sinh và hạn mức áp dụng với từng nghiệp vụ./.