Thông tư 24 sẽ có hiệu lực từ giữa tháng 2/2023 sửa đổi một số văn bản về quản lý ngoại hối, bao gồm Thông tư 16/2012/TT-NHNN (về quản lý kinh doanh vàng), Thông tư 34/2015/TT-NHNN (về cung ứng dịch vụ nhận chi trả ngoại tệ), Thông tư 12/2016/TT-NHNN (về quản lý ngoại hối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài).

Áp dụng một số quy định mới về thủ tục hành chính trong quản lý ngoại hối
Áp dụng một số quy định mới về thủ tục hành chính trong quản lý ngoại hối. Ảnh: T.L
Một số thủ tục hành chính lĩnh vực tiền tệ được sửa đổi, bổ sung Sẽ áp dụng một số quy định mới về hoạt động mua bán nợ

Một trong những nội dung mới được đề cập trong Thông tư 24 là một số thủ tục cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm.

Theo đó, doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp có thay đổi liên quan đến nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc qua dịch vụ bưu chính 1 bộ hồ sơ.

Với quy định về dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ, Thông tư 24 quy định tổ chức gửi 1 bộ hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính và nhận kết quả thủ tục hành chính theo một trong ba cách thức. Đó là trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trên Cổng dịch vụ công NHNN, trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.

Trường hợp gửi hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trên Cổng dịch vụ công NHNN, hồ sơ điện tử được sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài

NHNN có trách nhiệm xác nhận, hoặc từ chối xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ của nhà đầu tư.