Lãi suất ngân hàng ngày 19/4/2025: OCB bất ngờ tăng mạnh các kỳ hạn
Một số ngân hàng vẫn có động thái tăng lãi suất cục bộ ở một số kỳ hạn. Ảnh minh họa

Trước thời điểm điều chỉnh, có tới 14 ngân hàng niêm yết lãi suất từ 6%/năm trở lên. Tuy nhiên, hiện tại, sau khi GPBank chính thức rút khỏi nhóm này, chỉ còn lại HDBank, VietABank và Vikki Bank là ba ngân hàng duy trì mức lãi suất cao nhất này.

Trong đợt điều chỉnh gần nhất, GPBank đã hạ lãi suất huy động các kỳ hạn từ 12 - 36 tháng xuống còn 5,95%/năm. Các mức 6,05%/năm (áp dụng cho tiền gửi trực tuyến kỳ hạn 12 tháng) và 6,15%/năm (kỳ hạn 18 - 36 tháng) đã chính thức bị loại khỏi biểu lãi suất của ngân hàng này.

HDBank hiện giữ vị trí dẫn đầu với mức lãi suất trực tuyến 6,1%/năm cho kỳ hạn 18 tháng và 6%/năm cho kỳ hạn 15 tháng. Ngoài ra, ngân hàng còn triển khai chương trình lãi suất ưu đãi đặc biệt cho khách hàng gửi tại quầy từ 500 tỷ đồng trở lên, với mức lên đến 8,1%/năm cho kỳ hạn 13 tháng.

Vikki Bank – ngân hàng số – hiện niêm yết mức 6%/năm cho tiền gửi trực tuyến từ kỳ hạn 12 tháng trở lên. Trong khi đó, VietABank duy trì mức lãi suất 6%/năm với tiền gửi kỳ hạn 36 tháng.

Ngoài 3 ngân hàng nêu trên, tất cả các ngân hàng còn lại đều đã điều chỉnh lãi suất tiết kiệm xuống dưới mức 6%/năm. GPBank hiện niêm yết mức tiệm cận là 5,95%/năm cho các kỳ hạn 1 - 36 tháng. Một số ngân hàng khác như BaoViet Bank, MBV, VietBank và cả VietABank cũng đang áp dụng mức 5,9%/năm cho các kỳ hạn từ 12 - 36 tháng.

Với diễn biến giảm sâu trên diện rộng, lãi suất ngân hàng đang thiết lập mặt bằng mới thấp hơn, phản ánh chính sách tiền tệ nới lỏng tiếp tục được duy trì. Trong khi đó, cuộc cạnh tranh lãi suất đang thu hẹp lại ở một số “điểm nóng” – nơi các ngân hàng tận dụng ưu thế số hóa hoặc phân khúc khách hàng đặc biệt để duy trì mức lãi suất vượt mốc 6%.