Top ngân hàng có lãi suất tiết kiệm cao nhất tháng 4/2025 Top ngân hàng có lãi suất tiết kiệm cao nhất tháng 3/2025 Nén lãi suất thấp, tiếp sức cho tăng trưởng tín dụng |
Thống kê của phóng viên cho thấy, tính đến ngày 14/5, BacABank là ngân hàng nổi bật nhất khi liên tục đứng đầu ở các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, cho thấy chiến lược muốn thu hút nguồn vốn huy động. MBV và Vikki Bank cũng nằm trong nhóm trả lãi suất cao nhất nhiều kỳ hạn.
Ngân hàng nào đang trả lãi cao nhất?
Mặt bằng lãi suất huy động cho thấy sự cạnh tranh rõ nét giữa các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ, đặc biệt ở các kỳ hạn trung và dài. Trong khi đó, các ngân hàng quốc doanh giữ lãi suất thấp hơn đáng kể.
Cụ thể, ở kỳ hạn 1 tháng, ngân hàng có lãi suất cao nhất là VCBNeo (trước là CBBank) với 4,05%; tiếp theo là BacABank, Vikki Bank (trước là DongABank) 3,85%, cao hơn gấp đôi so với nhóm ngân hàng quốc doanh.
Với kỳ hạn 3 tháng, VCBNeo tiếp tục dẫn đầu với 4,25%, BacABank xếp thứ hai với 4,2% và MBV ở mức 4,1%.
Tại kỳ hạn 6 tháng, BacABank vươn lên dẫn đầu với mức 5,35%, vượt qua MBV (5,3%) và Vikki Bank (5,23%). Đây là kỳ hạn thể hiện rõ nhu cầu hút vốn trung hạn từ các ngân hàng nhỏ.
Sang kỳ hạn 12 tháng, BacABank và MBV cùng chia sẻ vị trí dẫn đầu với lãi suất 5,7%, theo sau là Saigonbank 5,6%; Vikki Bank với 5,57%.
Đặc biệt, ở kỳ hạn dài nhất 24 tháng, BacABank tiếp tục giữ vị trí số một với lãi suất lên tới 6%, bỏ xa nhiều ngân hàng lớn, trong khi MBV và Vikki Bank lần lượt đạt 5,9% và 5,82%.
![]() |
Nguồn: Báo Tài chính - Đầu tư tổng hợp. |
Lãi suất huy động ngân hàng tư nhân giảm nhẹ 12 điểm cơ bản Nhìn chung, xu hướng giảm lãi suất vẫn chiếm ưu thế trên thị trường. Theo Khối nghiên cứu của MBS, tính đến cuối tháng 4/2025, lãi suất huy động bình quân kỳ hạn 12 tháng tại nhóm ngân hàng thương mại giảm 12 điểm cơ bản, còn khoảng 4,93%. Trong khi đó, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước giữ ổn định ở mức 4,7%. |
Nhìn lại xu hướng giảm lãi suất huy động thời gian qua, Khối nghiên cứu Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS) nhận thấu, lãi suất huy động tiếp tục duy trì xu hướng giảm trong những tháng gần đây, tuy nhiên, đà giảm đã chậm lại so với giai đoạn trước.
Sau khi nhiều ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất trong hai tháng đầu năm, thị trường trong tháng 4 ghi nhận gần 10 ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất, với mức giảm từ 0,1 - 0,5 điểm phần trăm mỗi năm trên nhiều kỳ hạn.
Ở chiều ngược lại, một số ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô vừa và nhỏ điều chỉnh tăng lãi suất đầu vào, phản ánh động thái đón đầu nhu cầu tín dụng đang có dấu hiệu phục hồi tích cực. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, đến hết quý I/2025, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 3,93%, cao gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Lãi suất ít biến động, nhóm ngân hàng nhỏ tăng nhẹ để hút vốn
Thống kê của phóng viên cũng cho thấy, tính từ đầu tháng 4/2025 đến nay, lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng nhìn chung giữ ổn định tại hầu hết các ngân hàng, đặc biệt là khối ngân hàng quốc doanh như VietinBank, Vietcombank, BIDV duy trì mức 1,60%, còn Agribank giữ ở mức 2,1%. Các ngân hàng lớn như VPBank, Techcombank, MBB, ACB cũng không thay đổi, dao động từ 2,3 - 3,6%. NamABank vẫn duy trì đà giảm lãi suất còn 3,7%, tương ứng giảm 0,2%.
Chỉ có một số ngân hàng tư nhân tăng lãi suất như: Bac A Bank tăng 0,4% lên 3,9%/năm; GPBank tăng từ 3% lên 3,25%. Bên cạnh đó, OCB sau khi giảm 0,3% thời gian ngắn thì lại tăng 0,2% lên mức 3,8%/năm.
![]() |
Top ngân hàng có lãi suất tiết kiệm cao nhất tháng 5/2025. Ảnh: T.L. |
Tại kỳ hạn 6 tháng, lựa chọn phổ biến của nhiều người dân, nhìn chung giữ xu hướng ổn định tại phần lớn các ngân hàng, đặc biệt là nhóm ngân hàng quốc doanh như VietinBank, BIDV duy trì ở mức 3%, Vietcombank giữ ở mức 2,9%, và Agribank ổn định ở mức 3,5%. Trong nhóm ngân hàng lớn, VPBank giữ nguyên mức 4,7% sau khi giảm nhẹ 0,1% đầu tháng 4 đến nay; Techcombank 4,35%, MB 4,2% và ACB 3,5%, không có biến động.
Ở nhóm ngân hàng tư nhân, mặt bằng lãi suất cao hơn đáng kể, dao động từ 4% đến trên 5%. Nhìn chung, mặt bằng lãi suất huy động 6 tháng cao hơn rõ rệt so với kỳ hạn ngắn 1- 3 tháng, cho thấy các ngân hàng ưu tiên hút vốn trung hạn để đảm bảo thanh khoản và cân đối nguồn vốn dài hơn.
Đáng chú ý, ở kỳ hạn 6 tháng, BacABank tăng mạnh từ 4,95% lên 5,35%, GPBank tăng 0,3% lên 4,9%, vượt nhiều ngân hàng cùng nhóm. OCB có điều chỉnh nhẹ, giảm từ 5% xuống 4,6%, sau đó nhanh chóng tăng lại. Ngược lại, VCBNeo giảm lãi suất từ 5,5% xuống 5,2; Exim giảm nhẹ 0,1% còn 4,9%. Một số ngân hàng giữ nguyên mặt bằng cao hơn cùng nhóm như: HDBank (5,2%), BaoVietBank (5%) và Vikki Bank (5,23%).
Đối với những khoản tiền nhàn rỗi trong dài hạn, kỳ hạn 12 tháng tiếp tục là lựa chọn lý tưởng khi nhiều ngân hàng không chỉ áp dụng lãi suất hấp dẫn mà còn kèm theo các ưu đãi bổ sung. Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng tại các ngân hàng nhìn chung duy trì ổn định, với mức phổ biến từ 4,7% đến trên 5,5%.
Một số ngân hàng nhỏ và vừa điều chỉnh nhẹ để tăng tính cạnh tranh. Cụ thể, BacABank tăng 0,3% lên 5,7%, thuộc top cao trong hệ thống. OCB sau khi giảm cũng tăng lên 5%. Một số ngân hàng giữ nguyên mặt bằng lãi suất cao như BVBank (5,55%), HDBank (5,5%), BaoVietBank (5,4%) và Vikki Bank (5,57%). SCB vẫn giữ ở mức thấp 3,7%.
Dự báo lãi suất huy động tăng cuối năm, dao động 5,5 - 6% nhờ tín dụng phục hồi Khối nghiên cứu của MBS dự báo, mặt bằng lãi suất đầu vào sẽ tăng dần trở lại vào cuối năm 2025, dao động trong khoảng từ 5,5 - 6%, trong bối cảnh nền kinh tế được kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh và tăng trưởng tín dụng có thể đạt hoặc vượt mục tiêu 16% đã đề ra. Đến cuối tháng 3/2025, dư nợ tín dụng toàn hệ thống tăng 3,93% so với cuối năm 2024, cao gấp khoảng 2,5 lần so với mức tăng cùng kỳ năm ngoái (1,42% tính đến tháng 3/2024), cho thấy nhu cầu tín dụng đang phục hồi rõ nét. Dự báo trong năm nay, tăng trưởng tín dụng toàn ngành có thể đạt từ 17 - 18%, được thúc đẩy bởi sự khởi sắc của khu vực sản xuất, tiêu dùng nội địa và tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. "Trên cơ sở đó, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại lớn sẽ dao động quanh mức 5,5% đến 6% trong những tháng cuối năm 2025" - MBS nhận định. |