Mới đây, nhóm công tác về Hệ thống Thanh toán khu vực ASEAN (WC-PSS) vừa thảo luận về tiến độ và kết quả triển khai các hoạt động ưu tiên và các sáng kiến hợp tác trong năm 2022, bao gồm xây dựng chỉ số sẵn sàng thanh toán điện tử ASEAN, thực hiện các chỉ số G20 về thanh toán. Các nội dung cũng nhằm vào thúc đẩy kết nối thanh toán QR xuyên biên giới giữa các nước ASEAN và xây dựng khuôn khổ liên thông dữ liệu ASEAN.

Ngân hàng Nhà nước hợp tác với các nước chuẩn hóa thanh toán xuyên biên giới khu vực ASEAN
Việt Nam và các nước trong khu vực đều đang rất quan tâm đẩy mạnh dịch vụ thanh toán quá ngân hàng. Ảnh: T.L
Hiện thực hóa thanh toán không dùng tiền mặt tại kho bạc Đa dạng hóa công cụ tài chính trong hợp tác tài chính khu vực

Trong đó, Việt Nam và các nước khu vực ASEAN đã trao đổi kinh nghiệm triển khai kết nối thanh toán xuyên biên giới giữa các nước ASEAN, trong đó đáng chú ý là việc triển khai kết nối hệ thống thanh toán tức thời PayNow của Singapore và PromptPay của Thái Lan - liên kết đầu tiên trên thế giới giữa hai hệ thống chuyển tiền nhanh (FPS) của hai quốc gia.

Riêng tại Việt Nam, theo Ngân hàng nhà nước, thời gian qua các ngân hàng cũng đã nghiên cứu, ứng dụng nhiều công nghệ mới vào hoạt động thanh toán như ứng dụng Tokenization, thanh toán di động, sử dụng mã QR code, định danh điện tử eKYC...

Đến tháng 7/2022, tại Việt Nam đã có 82 tổ chức tín dụng triển khai thanh toán qua Internet và 51 tổ chức tín dụng triển khai thanh toán qua điện thoại di động, hơn 100.000 điểm chấp nhận thanh toán QR Code. Ngân hàng nhà nước đã cấp phép cho 48 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán./.