Ngân sách dành nguồn lực lớn  cho an sinh xã hội
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Phương Anh

Chi khoảng 3,5% GDP ưu đãi người có công và an sinh xã hội

Theo thống kê của Bộ Tài chính, tỷ trọng chi ngân sách cho an sinh xã hội tăng dần trong các năm qua, từ 2,85% GDP năm 2005 lên 4,14% GDP năm 2010 và 4,67% GDP năm 2011 và khoảng 6,7% GDP năm 2021.

Tổng chi từ ngân sách trong giai đoạn 2012-2022 cho ưu đãi người có công và an sinh xã hội ước khoảng 1,96 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 3,5% GDP, với mức chi tăng đều hàng năm. Ngoài các chính sách ưu đãi người có công, các chương trình an sinh xã hội lớn được đảm bảo bởi ngân sách nhà nước (NSNN) gồm: chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người nghỉ hưu trước 1995, hỗ trợ bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng, các chương trình mục tiêu quốc gia...

Coi an sinh là quyền của con người theo hiến định

Ông Bùi Sỹ Lợi cho biết, ông đồng tình và đánh giá cao quan điểm Việt Nam tiếp tục xây dựng, phát triển an sinh xã hội là đúng quy luật, nhằm từng bước tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế về an sinh xã hội, ưu tiên mọi nguồn lực chi cho an sinh xã hội và coi an sinh là quyền của con người theo hiến định, vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững

Tuy nhiên, đây là con số chưa đầy đủ do khoản chi NSNN cho an sinh xã hội được phân cấp mạnh về địa phương. Số liệu trên chỉ bao gồm phần ngân sách trung ương cân đối, theo báo cáo của Bộ Tài chính và tổng hợp từ một số bộ ngành. Số liệu này chưa bao gồm các nguồn địa phương tự cân đối cũng như phần ngân sách địa phương bố trí cho các chương trình riêng được cấp tỉnh ban hành.

Đặc biệt, trong các năm 2020-2022, Chính phủ đã tập trung nguồn lực để chăm lo cho người dân vượt qua đại dịch C.

ovid-19. Theo tổng hợp từ các địa phương, NSNN huy động để hỗ trợ cho người dân trong giai đoạn này ước khoảng 53 nghìn tỷ đồng, chưa bao gồm ngân sách cho thực hiện chiến dịch tiêm chủng trên quy mô toàn quốc, các chi phí chăm sóc, điều trị y tế cho bệnh nhân nhiễm và các đối tượng thuộc diện cách ly theo quy định.

Bên cạnh vốn NSNN, nhiều nguồn lực khác đã được huy động cho công cuộc giảm nghèo, như vốn ODA, đóng góp của các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và tư nhân. Trong thực tế đã xuất hiện ngày càng nhiều những mô hình hợp tác công tư trong giảm nghèo và bảo trợ xã hội.

Ngoài ra, để người dân không bị thiếu đói, hàng năm, Chính phủ hỗ trợ hàng chục nghìn tấn gạo cho người dân thiếu lương thực... Riêng năm 2023, hỗ trợ 16,9 nghìn tấn gạo cho 1,1 triệu nhân khẩu trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão; 4,6 nghìn tấn gạo hỗ trợ cho 309,8 nghìn nhân khẩu thiếu đói kỳ giáp hạt.

Ưu tiên mọi nguồn lực

Các nguồn chi từ Quỹ Bảo hiểm xã hội, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, Quỹ Bảo hiểm y tế là nguồn lực lớn nhất đảm bảo an sinh xã hội. Tổng chi từ 3 quỹ này trong giai đoạn 2012-2022 ước đạt khoảng 2,66 triệu tỷ đồng. Nhóm các chính sách này ngày càng khẳng định vai trò quan trọng là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, là biện pháp hữu hiệu để người dân chủ động tự đảm bảo an sinh dựa trên nguyên tắc đóng hưởng và chia sẻ rủi ro.

Thực tế cho thấy, các chính sách, chương trình giảm nghèo được thực hiện khá toàn diện và tương đối đầy đủ, đời sống của hộ nghèo từng bước được cải thiện, nâng cao. Lãnh đạo các cấp, các ngành, địa phương đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo thường xuyên và Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, trong đó, tập trung giải ngân vốn của chương trình năm 2023, với kinh phí đã phân bổ từ ngân sách trung ương là 12.692 tỷ đồng, ngân sách địa phương là hơn 3.526 tỷ đồng. Kinh phí thực hiện các chính sách giảm nghèo thường xuyên bố trí từ ngân sách trung ương năm 2023 ước trên 20.000 tỷ đồng.

Ngân sách dành nguồn lực lớn  cho an sinh xã hội
Ảnh minh họa

Các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội có vai trò quan trọng. Các khoản vay có lãi suất ưu đãi thấp hơn rất nhiều lãi suất của các ngân hàng thương mại đã hỗ trợ hàng triệu hộ nghèo, hộ khó khăn và các đối tượng yếu thế có nguồn vốn để tạo sinh kế, đầu tư cho giáo dục và ổn định đời sống.

Tổng nguồn vốn của chương trình tín dụng ưu đãi trong giai đoạn 2012-2022 ước đạt khoảng 1,97 triệu tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng khoảng 9,7%/năm, từ 113,9 nghìn tỷ đồng (1,6% GDP) năm 2012 lên 298,9 nghìn tỷ đồng (3,1% GDP) năm 2022. Trong năm 2023, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt trên 346 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nguồn huy động từ cộng đồng đã cùng với NSNN và các nguồn lực tài chính khác, mỗi năm hàng chục nghìn tỷ đồng đã được để hỗ trợ kịp thời cho những trường hợp khó khăn, các trường hợp rủi ro đột xuất, đặc biệt là trong thiên tai, dịch bệnh. Ngoài ra, huy động từ các nguồn tài trợ, từ thiện do các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tự thực hiện; các chương trình, dự án hỗ trợ từ các chính phủ và tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ…

Ông Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho rằng quan điểm xuyên suốt của Chính phủ là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, sinh kế, việc làm, đời sống đối với người lao động, người nghèo, người yếu thế. Đây là những nội dung hết sức cần thiết có ý nghĩa vô cùng quan trọng trng việc khắc phục khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động, bảo đảm an sinh xã hội.

Đổi mới nguồn lực cho chính sách xã hội linh hoạt, hiệu quả

Ngân sách ưu tiên chi cho an sinh xã hội. Căn cứ dự toán ngân sách giao hàng năm, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí đủ kinh phí để đảm bảo thực hiện các chính sách, chế độ trung ương ban hành đến thời điểm giao dự toán ngân sách năm (bao gồm cả kinh phí phát sinh tăng thêm để thực hiện các chế độ, chính sách do điều chỉnh chuẩn nghèo theo tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, thực hiện các chính sách theo mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng) và các chính sách mới phát sinh (nếu có), nhất là kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội, để các đối tượng được hưởng chính sách ngay từ đầu năm.

Quan điểm trước sau như một của Đảng, Chính phủ là tăng trưởng kinh tế gắn với bảo đảm an sinh xã hội; tạo điều kiện để nhân dân thụ hưởng thành quả của sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước.

Như vậy, nguồn lực tài chính huy động cho an sinh xã hội cũng cần thiết phải được mở rộng, tăng tương xứng với trình độ phát triển của nền kinh tế. Do đó, cơ chế huy động nguồn lực thực hiện chính sách xã hội cần được đổi mới theo hướng linh hoạt, hiệu quả; nguồn lực nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Đặc biệt, trong giai đoạn tới, nguồn lực từ ngân sách vẫn tiếp tục đảm bảo thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng với mức hưởng cao nhất trong các chính sách xã hội.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng hỗ trợ cho các nhóm khó khăn nhất được bao phủ bởi các chính sách an sinh xã hội và tiếp tục nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân. Trong khi nguồn lực nhà nước đóng vai trò chủ đạo, nguồn lực của xã hội là quan trọng, việc huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực cần thực hiện đúng mục tiêu, phù hợp với khả năng của nền kinh tế, thu nhập của người dân.

Có ý kiến cho rằng, trong thiết kế chính sách an sinh xã hội, cần xác định đầy đủ nhu cầu về ngân sách để đảm bảo thực hiện được mục tiêu chính sách; không để các hạn chế về ngân sách làm co hẹp chương trình mà cần tìm các giải pháp phù hợp để lấp đầy các khoảng thiếu hụt này.

Tuy vậy, trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, cần tập trung vào những chương trình hiệu quả nhất, giảm bớt hoặc tích hợp các chương trình nhỏ lẻ, tập trung cho những chương trình mang tính toàn diện, bao trùm và có hiệu quả hơn.