Theo đó, chuyên gia của WB đã chia sẻ về tổng quan khung khổ thanh tra giám sát rủi ro và các cấu phần đánh giá/xếp hạng rủi ro.

WB chia sẻ kinh nghiệm giám sát rủi ro lĩnh vực ngân hàng cho Việt Nam
WB chia sẻ kinh nghiệm giám sát rủi ro lĩnh vực ngân hàng cho Việt Nam. Ảnh: T.L
Chia sẻ kinh nghiệm giúp doanh nghiệp quản trị nguồn vốn hiệu quả Việt Nam - Nhật Bản hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm

WB cho biết, hiện nay không có mô hình thanh tra giám sát rủi ro nào phù hợp trong mọi hoàn cảnh, nhưng nhìn chung các khung khổ giám sát rủi ro tốt đều bao gồm các cấu phần: giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ; hệ thống cảnh báo sớm (EWS); đánh giá và xếp hạng rủi ro; đánh giá tác động; cường độ giám sát; can thiệp sớm.

Đặc biệt, EWS có thể kết hợp với các công cụ khác để có đánh giá rủi ro toàn diện hơn; hỗ trợ cán bộ giám sát hướng mục tiêu vào những ngân hàng có mức độ rủi ro cao hơn. Theo WB, rất nhiều cơ quan giám sát đã thiết lập EWS để nhận diện các ngân hàng và các vấn đề cần quan tâm hơn. Công cụ này hỗ trợ cơ quan giám sát sử dụng thẩm quyền can thiệp sớm để tránh các vấn đề nghiêm trọng xảy ra...

Theo NHNN, để nâng cao chất lượng thanh tra giám sát, việc xây dựng các mô hình phương pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam nhưng cũng hướng tới chuẩn mực quốc tế là rất cần thiết. Đó cũng là mục tiêu xây dựng dự án hỗ trợ kỹ thuật này làm sao tăng cường giám sát ngân hàng dựa trên tiêu chuẩn quốc tế, góp phần đảm bảo an toàn lành mạnh khu vực ngân hàng.

Hiện nay, việc tăng cường nâng cao chất lượng trong công tác thanh tra giám sát là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của ngành ngân hàng. Điều này lại càng có ý nghĩa hơn, trở nên cấp bách hơn đặc biệt trong bối cảnh thời gian vừa qua xảy ra trên thị trường tiền tệ quốc tế./.