Kỳ vọng kinh tế tăng tốc và bước chuyển trong hoạt động ngân hàng
Hoạt động ngân hàng hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp phục hồi, phát triển. Ảnh: TL

Khép lại một năm nhiều sóng gió

Năm 2023, nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài, doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, trong đó có vấn đề khó khăn về vốn phục vụ kinh doanh.

Bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước có nhiều trở ngại, thách thức, gây áp lực lớn đối với hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp bước vào năm 2023 với nhiều yếu tố khó khăn đã lộ diện từ năm 2022. Theo Báo cáo Đầu tư thế giới do Hội nghị Liên Hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) công bố, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã giảm 12% trong năm 2022, riêng các nước phát triển giảm 37%. Nhiều thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam bị thu hẹp như: Hoa Kỳ thu hẹp 20%, EU 11%, Trung Quốc 10%...

Trong nước, theo khảo sát của Vietnam Report, 96,1% doanh nghiệp đang chịu áp lực tăng giá của các yếu tố đầu vào sản xuất, 61,5% gặp khó khăn bởi gián đoạn do “di chứng” của đại dịch Covid-19. Khảo sát cũng cho thấy, 53,9% chịu tác động từ đứt gãy chuỗi cung ứng, 48,1% cho rằng sức mua của người tiêu dùng giảm sút, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp và 40,4% khó khăn về thiếu nhân lực sản xuất.

Sang đến năm 2023, tình hình càng trở nên khó khăn hơn, bằng chứng là tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ thấp hơn so với dự báo, khu vực sản xuất liên tục bị thu hẹp trong nhiều tháng, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm cả về số lượng và quy mô vốn, trong khi số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể tiếp tục tăng.

Trước tình hình hiện nay, việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, duy trì và khôi phục sức khỏe của khu vực doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu, trong đó sự suy giảm khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn là vấn đề được Chính phủ và các bộ, ngành đặc biệt quan tâm.

Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết, trong dòng chảy chính sách đó, NHNN đã giảm mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí thanh toán… đã góp phần hỗ trợ khu vực doanh nghiệp vượt qua các khó khăn, thách thức, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh để từng bước phục hồi.

Trong điều hành lãi suất, năm 2023, NHNN đã thực hiện điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất điều hành của NHNN. Cơ quan quản lý thị trường tiền tệ cũng đã ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, Thông tư 03/2023/TT-NHNN điều chỉnh quy định về ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu. Ngoài ra, NHNN cũng đã ban hành Thông tư 06/2023/TT-NHNN, trong đó một số điểm đáng chú ý là quy định cụ thể về hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử và việc cho phép khách hàng cá nhân vay khoản mới để trả khoản cũ.

Cơ hội và thách thức trong năm mới

co opbank day manh cung ung san pham dich vu ngan hang hien dai

Bước vào năm 2024, những khó khăn năm 2023 tuy vẫn còn, nhưng nền kinh tế được giới chuyên gia đánh giá là đã đi qua điểm đáy và theo đó, đầu năm 2024 được coi là giai đoạn phục hồi cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Đây là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng để các doanh nghiệp đón đầu cơ hội mới, khi thị trường bước vào thời kỳ tăng tốc sau suy thoái.

Góp phần hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó

Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết, trong dòng chảy chính sách đó, NHNN đã giảm mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí thanh toán… đã góp phần hỗ trợ khu vực doanh nghiệp vượt qua các khó khăn, thách thức, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh để từng bước phục hồi.

Ở góc độ thị trường quốc tế, tín hiệu lạm phát tại Mỹ trong giai đoạn cuối năm 2023 đã hạ nhiệt mở ra kỳ vọng trong giới đầu tư về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ chuyển trạng thái từ giai đoạn tăng lãi suất sang chu kỳ giảm lãi suất từ năm 2024. Đây được coi là yếu tố quan trọng để lãi suất trong nước có điều kiện duy trì ở mặt bằng thấp, hỗ trợ nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp phục hồi.

Đưa ra dự báo về triển vọng của doanh nghiệp, ông Michael Kokalari, CFA - Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường thuộc VinaCapital cho biết, kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết sẽ tăng 20% trong năm 2024. Lý do chính là đợt suy giảm của nền kinh tế Việt Nam đang lùi lại phía sau, bằng chứng là tốc độ tăng trưởng GDP theo quý đang phục hồi qua số liệu thống kê của từng quý trong năm 2023. Những khó khăn đè nặng lên nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023 là xuất khẩu sang Mỹ chậm lại, nhưng dữ liệu giai đoạn cuối năm đã xác nhận những khẳng định hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam hiện đang phục hồi. “Điều này củng cố kỳ vọng rằng tăng trưởng GDP sẽ phục hồi trở lại đến mức 6,5% vào năm 2024” - ông Michael Kokalari nhận định.

Sự lạc quan của các chuyên gia về phục hồi tăng trưởng GDP của Việt Nam vào năm 2024 dựa trên sự phân tích các yếu tố thị trường đã tác động đến ngành sản xuất năm 2023. Cụ thể là các nhà bán lẻ Mỹ và các công ty tiêu dùng khác đã tích lũy quá nhiều hàng hóa vào năm 2022 do kỳ vọng quá mức về bùng nổ chi tiêu sau Covid-19, nhưng điều đó đã không diễn ra như mong đợi. Do vậy, các công ty ở Mỹ đã phải giải quyết lượng hàng tồn kho này trong suốt năm 2023, mức tồn kho sụt giảm với tốc độ nhanh nhất trong gần 10 năm. Đây là yếu tố chính gây sụt giảm xuất khẩu và sản lượng sản xuất của Việt Nam trong năm 2023.

Trong xu hướng như trên, nhu cầu vốn cho nền kinh tế cũng sẽ tăng trở lại bởi theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2023 nguyên nhân sâu xa nhất vẫn chính là việc doanh nghiệp gặp khó khăn, qua đó cắt giảm sản xuất và giảm nhu cầu vay vốn. Thực trạng này cũng được ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa đưa ra phân tích trong năm 2023 và cho biết, ngân hàng đang dồi dào vốn, sẵn sàng cho vay, nhưng nếu thị trường đầu ra của doanh nghiệp khó khăn, doanh nghiệp giảm hoạt động thì họ cũng không vay.

Tuy nhiên, rất nhiều dữ liệu cho thấy hiện tượng này sẽ sớm kết thúc và các đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam có điều kiện để lấy lại thị trường từ giai đoạn 2024. Trong bối cảnh này, nhu cầu vốn cho nền kinh tế cũng sẽ phục hồi trở lại và theo đó, các giải pháp về vốn đã được Chính phủ và các bộ ngành đưa ra trong năm 2023 sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả trong năm 2024 để tạo nguồn lực cho cộng đồng doanh nghiệp tăng tốc nắm bắt thời cơ mới.

Ngân hàng đang dồi dào vốn, sẵn sàng cho vay

Ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa đưa ra phân tích trong năm 2023 và cho biết, ngân hàng đang dồi dào vốn, sẵn sàng cho vay, nhưng nếu thị trường đầu ra của doanh nghiệp khó khăn, doanh nghiệp giảm hoạt động thì họ cũng không vay. Rất nhiều dữ liệu cho thấy hiện tượng này sẽ sớm kết thúc và các đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam có điều kiện để lấy lại thị trường từ giai đoạn 2024. Trong bối cảnh này, nhu cầu vốn cho nền kinh tế cũng sẽ phục hồi trở lại và theo đó, các giải pháp về vốn đã được Chính phủ và các bộ ngành đưa ra trong năm 2023 sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả trong năm 2024 để tạo nguồn lực cho cộng đồng doanh nghiệp tăng tốc nắm bắt thời cơ mới.