Hội thảo tìm giải pháp khơi thông vốn tín dụng cho doanh nghiệp Tiếp tục tìm cách “phá băng” tín dụng, giá vàng trồi sụt mạnh Tiếp tục tìm giải pháp khơi thông tín dụng hỗ trợ nền kinh tế Chính thức được “vay khoản mới, trả khoản cũ”, tiếp tục bàn giải pháp thúc đẩy tín dụng
Phá băng tín dụng, tiếp tục tìm các “bài thuốc” mạnh hơn
Cung cấp tín dụng cho nền kinh tế vẫn khó khăn, bởi doanh nghiệp không hấp thụ được vốn. Ảnh: TL

Doanh nghiệp và dòng vốn vẫn còn khoảng cách

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết, đến cuối tháng 8/2023, tín dụng nền kinh tế đạt khoảng 12,56 triệu tỷ đồng, tăng 5,33% so với cuối năm 2022 (trong khi cùng kỳ năm 2022 tăng trưởng tín dụng đạt 9,87%).

Theo đánh giá mới đây của NHNN, chưa bao giờ công tác điều hành chính sách tiền tệ khó khăn như bây giờ. Dù NHNN cùng với toàn hệ thống thời gian qua đã thực hiện nhiều giải pháp khác nhau, nhưng việc cung cấp tín dụng cho nền kinh tế vẫn khó khăn, bởi doanh nghiệp không hấp thụ được vốn, nhiều doanh nghiệp không muốn vay vốn.

Phá băng tín dụng, tiếp tục tìm các “bài thuốc” mạnh hơn
Ông Đậu Anh Tuấn - Phó tổng thư ký VCCI

Giải pháp giảm lãi suất là quan trọng, nhưng việc giữ an toàn hệ thống, ổn định vĩ mô cũng là yếu tố quan trọng không kém để hút các nguồn vốn nước ngoài trong thời gian tới. Cần tiếp tục tăng cường các hoạt động kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp, thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả giải ngân tín dụng hộ kinh doanh, hướng dòng vốn tín dụng vào chuyển đổi xanh, các ngành hàng có triển vọng tốt.

Cụ thể, các giải pháp đã thực hiện là liên tục tổ chức các hội nghị nhằm thúc đẩy kết nối ngân hàng với doanh nghiệp trên toàn quốc, để lắng nghe ý kiến, rà soát, hoàn thiện thể chế pháp luật trong hoạt động cấp tín dụng; thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, các mặt hàng nông sản chủ lực (lúa gạo, thủy sản, cà phê).

Ngoài ra, NHNN cũng đã ban hành chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất; giảm lãi suất cho vay, đẩy mạnh công tác truyền thông…

Trong khi đó, hệ thống tổ chức tín dụng còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng tín dụng (toàn hệ thống còn khoảng 9% để tăng trưởng tín dụng, tương đương khoảng 1 triệu tỷ đồng). Lãi suất cho vay có xu hướng giảm, từ đó tổ chức tín dụng có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn tín dụng đối với nền kinh tế. Ông Đào Minh Tú - Phó

Thống đốc NHNN cho biết, tăng trưởng tín dụng thấp chủ yếu xuất phát từ các yếu tố như: Do tác động của đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng… Một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn, nhất là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa; tác động từ khả năng hấp thụ vốn của nhóm bất động sản… Bên cạnh đó, việc triển khai một số chương trình tín dụng (gói 120.000 tỷ đồng; chương trình hỗ trợ lãi suất) cũng gặp khó khăn, vướng mắc.

4 nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận vốn

Mới đây, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã có cuộc họp với NHNN và các các bộ, ngành, cơ quan trung ương, ngân hàng thương mại, hiệp hội doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế… để tiếp tục bàn giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận tín dụng. Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có nhiều chỉ đạo liên quan đến tín dụng, lãi suất… Qua đó, tình hình phát triển kinh tế đất nước thời gian qua đã tốt dần lên và vượt qua các khó khăn bên ngoài, tuy nhiên vẫn chưa được như mong muốn, kỳ vọng.

Trước những yêu cầu mới tiếp tục được đặt ra, NHNN cũng đã đề xuất thêm 4 nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, tăng khả năng tiếp cận vốn của nền kinh tế. Theo đó, nhóm giải pháp thứ nhất là kích cầu đầu tư, tiêu dùng, thúc đẩy các động lực tăng trưởng kinh tế; thứ hai là nhóm giải pháp phát triển các loại thị trường (trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản). Thứ ba là nhóm giải pháp nâng cao năng lực, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp và thứ tư là nhóm giải pháp về tiền tệ, tín dụng, lãi suất.

Ý kiến của một số chuyên gia cho rằng, thời gian qua Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ, NHNN đã chỉ đạo và điều hành chính sách tiền tệ tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung của tổng cầu hiện nay, khả năng hấp thụ vốn thấp nên việc triển khai giải ngân tín dụng chưa được như kỳ vọng. Do đó, bên cạnh các giải pháp về tiền tệ cần có các giải pháp mang tính tổng thể, khôi phục niềm tin của thị trường.

TS. Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, cần phải phân biệt rành mạch khả năng về chính sách của NHNN và hoạt động của các ngân hàng thương mại. NHNN điều hành chính sách tiền tệ gắn với bảo đảm an toàn hệ thống tín dụng. Các ngân hàng thương mại cần hoạt động tuân theo pháp luật và quy luật của thị trường.

“Bên cạnh đó, cần đánh giá, tính toán kỹ lưỡng để hướng dòng vốn vào những khu vực có khả năng phục hồi và phát triển, dẫn dắt nền kinh tế, đi đôi với các giải pháp kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy xuất khẩu, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh…” - ông Thành nhận định.

Trong khi đó, với góc nhìn của mình, theo PGS.TS Trần Đình Thiên, hiện tại đang là thời điểm để các ngân hàng “can đảm” lên, thể hiện ở việc tiếp cận doanh nghiệp bằng xu hướng, tiềm năng tương lai… Ví dụ tập trung hỗ trợ tín dụng doanh nghiệp phát triển kinh tế số, chuyển đổi xanh, năng lượng tái tạo... Theo ông Thiên: “Điều hành tín dụng nên có cách nhìn dài hạn, hướng về tương lai”./.