Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong thời gian qua, Thông tư số 37/2016/TT-NHNN đã tạo lập cơ sở pháp lý cho hoạt động của Hệ thống thanh toán liên ngân hàng.

Trên cơ sở đó, hệ thống đã hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả, thực hiện tốt vai trò là hệ thống thanh toán cốt lõi của nền kinh tế, hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ và quản lý thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Sẽ có các quy định mới về Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia
Sẽ có các quy định mới về Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia. Ảnh: T.L
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng chấp hành nghiêm quy định về hoạt động đại lý bảo hiểm Rút ngắn quy trình quyết toán ngân sách nhà nước cần có hệ thống giải pháp đồng bộ

Tuy nhiên, qua quá trình hoạt động, các quy định tại Thông tư số 37/2016/TT-NHNN đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Cụ thể là, văn bản hiện hành chưa có quy định cụ thể đối với việc tham gia, sử dụng dịch vụ của Hệ thống thanh toán liên ngân hàng của tổ chức tín dụng bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt; quy định về tỷ lệ ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng còn thấp (10%) có thể gây ra rủi ro thanh khoản cho hệ thống.

Ngoài ra, quy định về việc xử lý thiếu vốn của thành viên không đủ số dư để thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giá trị thấp chưa đảm bảo tính linh hoạt trong xử lý của Ngân hàng Nhà nước, có thể ảnh hưởng đến tiến độ xử lý lệnh quyết toán, công tác vận hành Hệ thống… Theo đó, việc xây dựng thông tư thay thế Thông tư số 37 là cần thiết.

Theo quy định tại dự thảo thông tư, Hệ thống thanh toán liên ngân hàng là hệ thống tổng thể gồm: Trung tâm xử lý quốc gia; Trung tâm xử lý quốc gia dự phòng, phần mềm cài đặt tại các thành viên và đơn vị thành viên để xử lý các lệnh thanh toán.

Cấu phần thanh toán giá trị cao, cấu phần thanh toán ngoại tệ; cấu phần thanh toán giá trị thấp, cấu phần xử lý tài khoản thanh toán và kiểm tra đối chiếu số liệu.

Một số văn bản hiện hành sẽ hết hiệu lực

Thông tư mới được xây dựng để thay thế các thông tư hiện hành về vấn đề này, bao gồm Thông tư số 37/2016/TT-NHNN, Thông tư số 21/2020/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung Thông tư 37) và một phần Thông tư số 23/2019/TT-NHNN.