Theo NHNN, để đảm bảo hệ thống quỹ tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả, theo đúng tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc hoạt động và quy định của pháp luật, các đơn vị cần coi công tác tiếp tục chấn chỉnh, củng cố an toàn hoạt động hệ thống quỹ tín dụng là một nhiệm vụ thường xuyên.

Trong đó, một trong những giải pháp quan trọng được đưa ra là củng cố hoạt động hệ thống quỹ tín dụng, khẩn trương hoàn thành việc xử lý quỹ tín dụng yếu kém.

Sẽ thực hiện các giải pháp xử lý các quỹ tín dụng yếu kém
Sẽ thực hiện các giải pháp xử lý các quỹ tín dụng yếu kém. Ảnh: T.L
Ngân hàng Nhà nước dự thảo quy định về phân loại tài sản có của tổ chức tín dụng là hợp tác xã 90 tổ chức tín dụng và gần 1.100 quỹ tín dụng nhân dân cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn

Ngoài ra, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng tập trung nghiên cứu, xây dựng để ban hành các thông tư hướng dẫn Luật các Tổ chức tín dụng năm 2024 đối với hệ thống tổ chức tín dụng là hợp tác xã; sau đó, thực hiện công tác tập huấn, đào tạo triển khai thực hiện văn bản được ban hành.

Bảo hiểm tiền gửi cũng được giao nhiệm vụ phối hợp Vụ Pháp chế NHNN nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Luật Bảo hiểm tiền gửi và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, trong đó Bảo hiểm tiền gửi tham gia mạnh mẽ hơn vào việc tái cơ cấu quỹ tín dụng bằng nguồn lực của Bảo hiểm tiền gửi.

Theo báo cáo thống kê của NHNN đến thời điểm 31/12/2023, tổng tài sản của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đạt 183.826,8 tỷ đồng, tăng 11,9% so với cuối năm 2022. Tiền gửi khách hàng là 163.067,1 tỷ đồng, tăng 14,7% so với cuối năm 2022; tổng dư nợ cho vay là 133.449,1 tỷ đồng, tăng 0,4% so với cuối năm 2022. Vốn chủ sở hữu 12.755,6 tỷ đồng, tăng 8,9% so với cuối năm 2022; tỷ lệ nợ xấu là 0,69%...