Bài 1: Tài chính tiêu dùng, kênh tiếp cận vốn thuận lợi cho người dân

“Vàng thau lẫn lộn”

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), tính đến thời điểm này có 16 công ty tài chính được NHNN cấp phép hoạt động với 17 chi nhánh, 41 văn phòng đại diện và 74.337 điểm giới thiệu dịch vụ trên toàn quốc. Đến giữa năm 2022, tổng tài sản của khối các công ty tài chính là 240.348 tỷ đồng, tăng khoảng 7% so với thời điểm cuối năm 2021. Vốn điều lệ của các công ty tài chính là 31.235 tỷ đồng, tăng 3,54% so với thời điểm cuối năm 2021, trong đó Công ty tài chính Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng có mức vốn điều lệ cao nhất với 10.928 tỷ đồng.

Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động của các công ty tài chính cũng có những mặt trái. Theo đánh giá của TS.Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc thuộc Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh, lãi suất của tài chính tiêu dùng khá cao nên đã có hiện tượng các công ty tài chính tiêu dùng ngày càng dễ dãi trong khâu xét duyệt cấp tín dụng. Điều này dẫn đến nợ xấu có xu hướng tăng nhanh và ở mức khá cao.

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đồ họa: Thế Dương
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đồ họa: Thế Dương

Ngoài ra, bên cạnh các công ty tài chính chính thống thì trên thị trường đang tồn tại những công ty tài chính không chính thức (chưa được NHNN cấp phép), nhưng vẫn hoạt động như một công ty tài chính dẫn đến việc người dân có thể hiểu nhầm đó là những công ty tài chính chính thức.

TS. Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc cho biết thêm, thời gian qua đã xuất hiện các ứng dụng vay tiền giả mạo website và hình ảnh của các “công ty tài chính tiêu dùng” dẫn dụ người vay tiêu dùng. Điều này khiến hình ảnh của các công ty tài chính tiêu dùng ngày một xấu đi và kém thân thiện trong mắt của người vay tiêu dùng nói chung.

Tín dụng đen núp bóng

Theo Cục Cảnh sát hình sự thuộc Bộ Công an, những ứng dụng không rõ nguồn gốc về đơn vị chủ quản có biểu hiện tín dụng đen xuất hiện khá nhiều, các ứng dụng này thường xuyên thay đổi tên hoặc để ẩn thông tin nhằm tránh sự theo dõi của cơ quan chức năng. Khách hàng khi cài đặt ứng dụng vay và để lại thông tin cá nhân, sẽ có đối tượng liên hệ mời chào vay tiền và cài đặt các ứng dụng vay khác. Các ứng dụng này có khả năng truy cập thu thập danh bạ, lịch sử tin nhắn, cuộc gọi, thông tin tài khoản mạng xã hội… của người vay để sử dụng khi đòi nợ hoặc cho những mục đích trái pháp luật khác. Trung tá Đỗ Minh Phương - Phó Trưởng phòng Trọng án, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), cho biết, người dân khi cài đặt và sử dụng các ứng dụng trên có thể không để ý hoặc bỏ qua các thông tin quy định ràng buộc về lãi suất, phí, tiền phạt dẫn đến mức lãi suất phải trả cao hơn nhiều lần lãi suất của ngân hàng.

Xuất hiện nhiều ứng dụng có biểu hiện tín dụng đen

Theo Cục Cảnh sát hình sự thuộc Bộ Công an, những ứng dụng không rõ nguồn gốc về đơn vị chủ quản có biểu hiện tín dụng đen xuất hiện khá nhiều, các ứng dụng này thường xuyên thay đổi tên hoặc để ẩn thông tin nhằm tránh sự theo dõi của cơ quan chức năng. Khách hàng khi cài đặt ứng dụng vay và để lại thông tin cá nhân, sẽ có đối tượng liên hệ mời chào vay tiền và cài đặt các ứng dụng vay khác. Các ứng dụng này có khả năng truy cập thu thập danh bạ, lịch sử tin nhắn, cuộc gọi, thông tin tài khoản mạng xã hội… của người vay để sử dụng khi đòi nợ hoặc cho những mục đích trái pháp luật khác.

Thực tế các vụ án phát hiện gần đây cho thấy, hành vi của tội phạm cũng đang liên tục thay đổi với các hình thức mới, phức tạp hơn nhiều so với trước đây. Đơn cử hồi tháng 5/2022, Công an TP. Hà Nội đã đồng loạt tiến hành bắt giữ gần 300 đối tượng, khám xét tại nhiều địa điểm trên địa bàn Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên liên quan đến hoạt động tín dụng đen của Công ty Newstar. Thủ đoạn của nhóm đối tượng là thuê các đối tượng am hiểu công nghệ thông tin, tạo lập nhiều App cho vay tiền với lãi suất từ 15-20% rồi quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội, website. Trên thực tế, khách hàng vay từ các App này phải chịu lãi suất trên 2.000%/năm. Các đối tượng còn dùng nhiều thủ đoạn nhắc nợ, đòi nợ như gọi điện đe dọa, cắt ghép hình ảnh con nợ đưa lên mạng xã hội để bôi nhọ, xúc phạm người đi vay.

Một trường hợp khác vào tháng 7/2022, Cục Cảnh sát hình sự, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao phối hợp với Công an tỉnh Lào Cai triệt phá đường dây cho vay qua App. Các đối tượng tạo lập trên 300 ứng dụng cho vay, liên kết với khoảng 200 công ty cầm đồ, công ty tài chính fintech để cho vay các gói từ 2-7 triệu đồng, kỳ hạn vay 7 ngày, với lãi suất trên 2.000%/năm. Điều tra ban đầu xác định có gần 160 nghìn người đã vay qua các App do nhóm đối tượng điều hành với số tiền giao dịch hơn 1.800 tỷ đồng.

Qua những vụ án trên có thể thấy, các đối tượng tín dụng đen có xu hướng chuyển đổi sang hoạt động trên môi trường không gian mạng, số tiền giao dịch lớn hơn rất nhiều so với các thủ đoạn phạm tội truyền thống, có sự tham gia của nhiều người thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau.

Tín dụng đen thường núp bóng doanh nghiệp có tính chất giống công ty tài chính

Để đối phó với các cơ quan chức năng, các đối tượng hoạt động tín dụng đen chuyển hướng lập các doanh nghiệp núp bóng, cho vay trực tuyến, vay qua ứng dụng hoặc lập các tài khoản, hội nhóm trên mạng xã hội (Zalo, Facebook)…

Tội phạm theo đó có thể len lỏi, tiếp cận, mời chào số lượng lớn người có nhu cầu vay tiền với thủ đoạn quảng cáo không cần thế chấp tài sản, chỉ cần giấy tờ tùy thân, giải ngân ngay qua tài khoản ngân hàng… nhưng thu thêm nhiều khoản phí, tiền phạt trái pháp luật (thực chất là để lách số tiền lãi vượt ngưỡng theo quy định của pháp luật).

Các đối tượng này cũng thường lập các hợp đồng mua bán, giao nhận tiền, tài sản khống; ép người đi vay thực hiện khống các hành vi vi phạm pháp luật nhằm gây bất lợi về pháp lý cho người vay; một số hợp đồng vay tiền tuy số tiền vay nhỏ, thời gian vay ngắn nhưng lãi suất gấp nhiều lần định mức pháp luật cho phép.