Thế giới ghi nhận trên 425.000 ca nhiễm và 6.899 ca tử vong; số người chết ở Nga lập kỷ lục

Ghi nhận 332.231 ca mắc Covid-19 mới và 5.947 ca tử vong, đại dịch đã có xu hướng giảm
Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Berlin, Đức, ngày 30/7/2021.

Trong 24 giờ qua, ba quốc gia có số ca mắc Covid-19 cao nhất thế giới là Mỹ (trên 59.000 ca), Nga (40.217 ca) và Anh (37.269 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong cao nhất thế giới là Nga (1.195 ca), Mỹ (851 ca) và Ukraine (699 ca).

Tại Châu Âu, thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, tổng số ca mắc COVID-19 đã đến con số (khoảng 78 triệu ca) đang vượt tổng số ca ở các khu vực khác gồm: Đông và Nam Á, Trung Đông, Tây Thái Bình Dương và châu Phi cộng lại.

Diễn biến dịch COVID-19 hàng ngày tại châu Âu cho thấy đang tăng theo chiều hướng "đặc biệt lo ngại" và khu vực này đang trở lại là tâm dịch của thế giới. Tình trạng gia tăng số ca mắc mới COVID-19 được ghi nhận ở tất cả các lứa tuổi.

Một mô hình dự báo đáng tin cậy chỉ ra rằng đến tháng 2/2022, châu Âu có thể ghi nhận thêm khoảng 500.000 ca tử vong vì COVID-19 nếu tình hình hiện nay tiếp diễn. Đây là cảnh báo mới nhất của WHO về tình hình dịch bệnh tại châu Âu.

Ca tử vong ở Nga cao kỷ lục

Ngày 4/11, Nga ghi nhận 1.195 ca, trong khi có 40.217 ca mắc mới. Toàn nước Nga đang thực hiện tuần lễ không làm việc nhằm hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2 trong đợt bùng phát mới nhất.

469.000 ca mắc COVID-19 và trên 6.600 ca tử vong; số người chết ở Nga lại lập kỷ lục
Chuyển bệnh nhân Covid-19 tại Nga

Dịch tại Ukraine tiếp tục diễn biến phức tạp

Trong ngày 4/11, Ukrainel ghi nhận 27.377 ca mắc mới, số ca tử vong trong 24 giờ qua là 699 ca. Đến nay, nước này đã có ca mắc Covid-19 vượt mốc 3 triệu, với hơn 70.000 ca tử vong.

Số ca mắc mới tại Croatia, Slovenia và Áo tăng nhanh

Ngày 4/11, Croatia ghi nhận thêm 6.310 ca mắc mới COVID-19, mức trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này.

Croatia đã có 25.628 ca mắc COVID-19, trong khi 1.680 bệnh nhân cần được điều trị tại bệnh viện. Hơn 50% dân số Croatia đã hoàn thành tiêm chủng. Theo các chuyên gia, tỉ lệ tiêm chủng thấp là nguyên nhân khiến số ca mắc gia tăng trong những tuần gần đây ở nước này.

Cùng ngày, giới chức Slovenia - nước láng giềng của Croatia, thông báo có thêm 4.511 ca mắc mới, mức cao nhất tính theo ngày tại nước này. Hơn 50% dân số trong tổng số 2 triệu dân Slovenia đã tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine.

Trong khi đó, Áo cũng ghi nhận 8.594 ca mắc mới COVID-19, tăng 32% so với ngày 3/11 và sắp tiến tới mức cao nhất là hơn 9.000 ca ghi nhận tháng 11/2020, khi nước này áp đặt lệnh phong tỏa thứ 2.

Đến nay, khoảng 64% dân số Áo đã hoàn thành tiêm chủng. Tỉ lệ này ở mức trung bình trong số các nước thuộc Liên minh châu Âu.

Đức cảnh báo áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt với người không tiêm phòng

Trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 mới gia tăng mạnh trong làn sóng lây nhiễm thứ 4 hiện nay, Chính phủ Đức đã lên tiếng cảnh báo khả năng áp đặt những quy định nghiêm ngặt đối với những người không tiêm vaccine ngừa COVID-19. Trong khi đó, nhiều bang cũng cảnh báo về những hạn chế mà người không tiêm chủng phải đối mặt khi mùa Đông đang tới.

Trong 24 giờ qua, nước Đức ghi nhận 35.662 ca nhiễm mới và 140 ca tử vong, đưa tổng số ca mắc COVID-19 từ đầu dịch lên trên 4,6 triệu ca và 96.763 ca tử vong.

Mỹ bắt đầu triển khai tiêm phòng cho trẻ từ 5-11 tuổi

Biến thể Delta đã khiến hàng nghìn trẻ em phải nhập viện và chiếm đến 25% số ca mắc COVID-19 ở Mỹ. Vaccine của Pfizer được cho là có hiệu quả hơn 90% phòng ngừa lây nhiễm có triệu chứng ở trẻ em. Việc tiêm chủng cho trẻ em sẽ giúp giảm tình trạng phải cách ly hoặc đóng cửa trường học. Chính phủ Mỹ hiện đã mua 50 triệu liều vaccine của Pfizer để cung cấp cho 28 triệu trẻ đủ điều kiện tiêm chủng.

Đây được xem là nỗ lực lớn nhất mà Chính phủ Mỹ thực hiện cho đến nay để chống dịch COVID-19, vốn đã cản trở sự phục hồi của nền kinh tế đầu tàu thế giới trong những tháng gần đây.

Anh phê chuẩn sử dụng thuốc viên uống điều trị COVID-19

Ngày 4/11, Cơ quan Quản lý dược phẩm Anh (MHRA) đã phê chuẩn sử dụng thuốc viên có tên molnupiravir, do hãng dược phẩm Merck và đối tác Ridgeback Biotherapeutics của Mỹ phối hợp phát triển, để điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19. Như vậy, Anh là nước đầu tiên phê chuẩn loại thuốc mang tính bước ngoặt trong điều trị căn bệnh nguy hiểm này.