Đồng đô la Mỹ tăng điểm mạnh

Trong tháng 9/2022, đồng USD có xu hướng tăng điểm đối với các đồng tiền chủ chốt như đồng EUR, GBP, SGD, CNY, KRW, JPY và AUD. Trong đó, tăng giá nhiều nhất là đối với đồng GBP (tăng 7,5%), xếp thứ hai là so với đồng KRW (tăng 5,5%).

So với tháng 9/2021, tỷ giá đồng USD so với các đồng tiền trên cũng ghi nhận sự tăng giá mạnh. Theo đó, tỷ giá USD so với JPY tăng 29,1%; so với GBP tăng 25,2%; so với EUR và KRW tăng 20,8%; so với CNY tăng 11,2%; so với AUD tăng 10,8%; và so với SGD tăng 6,0%.

Chứng khoán toàn cầu và đồng bạc xanh tiếp tục diễn biến trái chiều
Sự tăng giá của đồng USD chủ yếu đến từ chính sách thắt chặt tiền tệ có lộ trình của FED nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát. Ảnh: TL

Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, chỉ số đồng USD (USD index – DXY) đã tăng mạnh kể từ đầu năm 2022, chỉ số DXY đã tăng tới 19% lên mức 114,1 điểm từ mức 95,68 điểm. Đồng USD tăng giá so với hầu hết các đồng tiền mạnh, tăng giá nhiều nhất là đối với đồng GBP (tăng 26,4%), xếp thứ hai là so với đồng JPY (tăng 25,6%), sau đó là so với đồng KRW (tăng 19,9%), so với EUR (tăng 18,5%).

Theo các chuyên gia, sự tăng giá của đồng USD chủ yếu đến từ chính sách thắt chặt tiền tệ có lộ trình của FED nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2022, cơ quan này đã 5 lần điều chỉnh tăng lãi suất đưa biên độ lãi suất từ 0,25%-0,5% (tháng 3/2022) lên 3,0%-3,25% (tháng 9/2022).

Ngoài ra, còn do các yếu tố khác, chẳng hạn như Đồng Euro giảm xuống mức thấp nhất so với đồng đô la trong 20 năm khi các nhà đầu tư lo ngại về cuộc khủng hoảng năng lượng và triển vọng tăng trưởng ảm đạm trong khu vực đồng tiền chung. Giá khí đốt tại khu vực này đã tăng cao và nguy cơ Nga cắt nguồn cung khí đốt cho châu Âu trong khi mùa đông đang tới gần. IMF (tháng 7/2022) đã hạ dự báo tăng trưởng của khu vực EURO xuống còn 2,6% trong năm 2022, giảm 0,2% so với dự báo tháng 4/2022.

Theo các chuyên gia, sự tăng giá của đồng USD chủ yếu đến từ chính sách thắt chặt tiền tệ có lộ trình của FED nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2022, cơ quan này đã 5 lần điều chỉnh tăng lãi suất đưa biên độ lãi suất từ 0,25%-0,5% (tháng 3/2022) lên 3,0%-3,25% (tháng 9/2022).

Trong khi đó Chính phủ Anh thông báo các chính sách kinh tế mới cũng đã góp phần đẩy đồng bảng Anh giảm thấp nhất 37 năm so với đồng USD, trong đó có các biện pháp cắt giảm thuế với quy mô lớn chưa từng có. Hay như đồng PJY đã quay trở lại mức thấp nhất trong 24 năm qua do sau khi chính phủ can thiệp vào thị trường tiền tệ lần đầu tiên kể từ năm 1998, cùng với hiệu ứng giảm giá sâu của đồng bảng Anh.

Thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt lao dốc

Trong tháng 9/2022, thị trường chứng khoán (TTCK) toàn cầu nhìn chung diễn biến theo xu hướng giảm điểm, nguyên nhân chính là do FED tiếp tục tăng lãi suất lần thứ 5 trong năm 2022 và những bất ổn đã và đang diễn ra trên thế giới hiện nay. Tính toán từ Tradingeconomics, tính đến ngày 26/9/2022, TTCK tại hầu hết các nền kinh tế lớn như Mỹ, Anh, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đều chứng kiến những giao dịch ảm đạm.

Cụ thể, trong số các chứng khoán Mỹ giảm điểm thì chỉ số Nasdaq giảm nhiều nhất, ở mức 8,3%; kế sau là S&P 500 giảm 6,9%; còn DowJones giảm 6,7%. So với thời điểm cuối tháng 9/2021, các chứng khoán trên cũng giảm điểm, chỉ số Nasdaq vẫn ghi nhận mức giảm lớn nhất 25,4%; S&P 500 giảm 14,3% và DowJones giảm 12,8%.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, TTCK Mỹ tiếp tục ghi nhận sự giảm điểm mạnh, trong đó, chỉ số Nasdaq giảm 31,8%; S&P 500 giảm 23,0% và DowJones giảm 19,3%.

Chứng khoán toàn cầu và đồng bạc xanh tiếp tục diễn biến trái chiều
Xu hướng thị trường chứng khoán giảm điểm rải đều khắp các châu lục khi tại khu vực châu Á. Ảnh: TL

Nguyên nhân chính khiến cho TTCK Mỹ lao dốc trong tháng 9 cũng như trong 9 tháng đầu năm 2022 chính là FED tăng lãi suất theo kế hoạch để chống lạm phát, đặc biệt là ngày 21/9/2022 khi FED điều chỉnh tăng lãi suất lần thứ 5 trong 9 tháng đầu năm 2022. Chỉ số Dow Jones giảm 1,7%; Chỉ số S&P 500 giảm 1,7% và Nasdaq giảm 1,8%. Dự kiến trong thời gian tới chứng khoán Mỹ có thể chưa được cải thiện nhiều do lo ngại lãi suất tăng thì doanh nghiệp sẽ phải trả thêm chi phí, vì vậy hoạt động đầu tư có thể giảm sút. Ngoài ra, lạm phát tại nước này đang ở mức cao kỷ lục cũng góp phần gây ra nhiều trở ngại cho sự phục hồi của nền kinh tế. Tỷ lệ lạm phát hàng năm tại nước này đã tăng lên mức 8,3% trong tháng 8/2022.

Tại khu vực châu Âu, chỉ số STOX 50 giảm 3,3% trong tháng 9/2022, và giảm 17,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng đầu năm, chỉ số này ghi nhận mức giảm kỷ lục ở mức 22,8%. Chỉ số FTSE 100 của Anh cũng giảm 1,8% trong tháng 4/2022, và giảm 0,9% so với tháng 9/2021. Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, chỉ số FTSE 100 giảm 6,5%.

Xu hướng giảm điểm rải đều khắp các châu lục khi tại khu vực châu Á, trong tháng 9/2022, chỉ số CSI 300 của Trung Quốc giảm 5,1%, và giảm 20,6% so với tháng 9/2021. Xét trong 9 tháng đầu năm 2022, chỉ số CSI 300 giảm gần 22%. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 Future giảm 4,4% trong tháng 9/2022, giảm 10,3% so với tháng 9/2021. Tính chung 9 tháng đầu năm, chỉ số Nikkei 225 Future cũng giảm 9,8%.

Sự thắt chặt chính sách tiền tệ của nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới như Úc, Anh, Niu-di-lân, Na-uy, Brazil, Thái Lan,…cũng gián tiếp gây ra hiệu ứng bán tháo trên TTCK toàn cầu trong thời gian qua