Trả lời: Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định cụ thể về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ.

Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký DN, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: "Phường" thành "P"; "Quận" thành "Q", "Thành phố" thành "TP", "… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ DN và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của DN.

Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua. Một số trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu dùng là cá nhân quy định tại khoản 14 Điều này thì trên hóa đơn không phải thể hiện tên, địa chỉ người mua. Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng nước ngoài.

Trường hợp công ty của quý độc giả bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì công ty phải lập hóa đơn để giao cho người mua (Công ty TNHH dịch vụ y tế X) theo quy định tại Nghị định số

123/2020/NĐ-CP và thực hiện ghi đầy đủ nội dung hóa đơn theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ.