Trả lời: Thông tư 62/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước (NSNN) qua KBNN, quy định: Đối với các hợp đồng có quy định phải bảo lãnh tạm ứng, KBNN kiểm soát đảm bảo thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng phải được kéo dài cho đến khi đơn vị sử dụng ngân sách đã thu hồi hết số tiền tạm ứng.

Đối với các hợp đồng có thỏa thuận về bảo lãnh tạm ứng trong điều khoản của hợp đồng: Trước khi KBNN thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho đơn vị sử dụng ngân sách để tạm ứng vốn cho nhà thầu hoặc nhà cung cấp, đơn vị sử dụng ngân sách gửi đến KBNN bảo lãnh tạm ứng của nhà thầu hoặc nhà cung cấp với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng.

Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm trừ tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa đơn vị sử dụng ngân sách và nhà thầu hoặc nhà cung cấp. Đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo và chịu trách nhiệm giá trị của bảo lãnh tạm ứng của nhà thầu hoặc nhà cung cấp tương ứng với số dư tiền tạm ứng còn lại…

Ngoài ra, Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định: Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa (bao gồm cả trường hợp mua sắm tập trung): Mẫu số 2A sử dụng để lập E-HSMT áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ. Trong đó, tại phần 4, Biểu mẫu hợp đồng quy định Mẫu số 19 (Bão lãnh tiền tạm ứng đính kèm).

Từ các quy định nêu trên, đề nghị đơn vị sử dụng ngân sách phối hợp với KBNN (nơi giao dịch) thực hiện kiểm soát vốn tạm ứng và bảo lãnh tạm ứng đảm bảo đúng quy định của pháp luật hiện hành./.