Tra cứu dữ liệu theo tiêu chí cơ bản, tiêu chí nâng cao và được cơ quan đăng ký trích xuất dữ liệu là 2.000 đồng/giao dịch. Ngoài ra, các mức thu phí khác vẫn giữ nguyên như quy định cũ.

Bổ sung phí cấp mã số lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm
Ảnh: Minh họa.

Tổ chức thu phí là Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản quản lý, sử dụng số tiền phí thu được như sau: Để lại 85% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định 120/2016/NĐ-CP (bao gồm cả chi phí để Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm trang trải cho việc quản lý, vận hành, duy trì Hệ thống đăng ký trực tuyến, cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp). Nộp 15% số tiền phí thu được vào NSNN theo quy định.

4 cơ quan, tổ chức thu phí bao gồm: Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải hoặc chi cục hàng hải, cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam; Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp; Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm; cơ quan có thẩm quyền cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu để tra cứu thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển theo quy định pháp luật về hàng hải.

Người nộp phí thực hiện nộp phí khi nộp hồ sơ đăng ký, phí nộp cho tổ chức thu phí theo hình thức quy định tại Thông tư số 74/2022/TT-BTC. Trường hợp người nộp phí đã được cấp tài khoản đăng ký trực tuyến sử dụng thường xuyên thực hiện việc nộp hồ sơ đăng ký theo cách thức được quy định tại Nghị định số 99/2022/NĐ-CP được lựa chọn nộp phí theo tháng hoặc theo từng lần nộp hồ sơ; trường hợp nộp theo tháng, chậm nhất là ngày 4 hàng tháng, người nộp phí phải nộp toàn bộ số tiền phí phát sinh của tháng trước liền kề cho tổ chức thu phí.

Chậm nhất là ngày 5 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/11/2023./.