Thị trường chứng khoán tuần qua đã tăng điểm trở lại, kết thúc chuỗi 6 tuần giảm điểm liên tiếp. Mặc dù ảnh hưởng tâm lý từ sự kiện liên quan tới Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tiếp tục khiến thị trường biến động khi chỉ số VN-Index có lúc xuyên thủng mốc 1.000 điểm, tuy nhiên chỉ số đóng cửa phiên cuối tuần tại mốc 1.061,85 điểm, tăng 25,94 điểm (+2,5%) so với tuần liền trước.

Chứng khoán tuần 10 – 14/10: Dòng tiền bắt đáy vẫn thận trọng
Trong tuần qua, VN-Index có lúc xuyên thủng mốc 1.000 điểm, tuy nhiên chỉ số đóng cửa phiên cuối tuần tại mốc 1.061,85 điểm, tăng 25,94 điểm (+2,5%) so với tuần liền trước.

Sự phục hồi diễn ra trên diện rộng, động lực dẫn dắt thị trường đi lên trở lại đến từ nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn và trung bình với mức tăng 2,1% trên chỉ số VN30 và 3,5% trên chỉ số VNMidcap. Cụ thể, một số cổ phiếu thuộc 2 rổ này tăng giá vượt trội lần lượt tác động tích cực lên thị trường chung BID (+13%), GAS (+7,7%), CTG (+13,8%), HPG (+10,5%), VNM (+6%), MWG (+10,9%), ACB (+11,8%), VCB (+2,1%), DGC (+18,6%), MBB (+5%), VPB (+5,2%), DPM (+15,9%), PLX (+6%), DCM (+15,2%), DGW (+22%).

Chứng khoán tuần 10 – 14/10: Dòng tiền bắt đáy vẫn thận trọng

Sau chuỗi giảm sâu, hầu hết các ngành đều đã hồi phục trở lại, ngoại trừ nhóm công nghiệp (-0,3%) không nhiều biến động và nhóm bất động sản (-1,9%) vẫn đi xuống do tác động từ VHM (-3,5%), NVL (-3,8%), VIC (-0,8%) và VRE (-3%). Ngành phục hồi mạnh nhất là nguyên vật liệu (+9,2%) và hàng tiêu dùng không thiết yếu (+8%). Một số ngành khác cũng ghi nhận mức phục hồi tốt hơn thị trường chung như tài chính (+3%), hàng tiêu dùng thiết yếu (+3%), tiện ích (+3,4%), năng lượng (+3,4%).

Chứng khoán tuần 10 – 14/10: Dòng tiền bắt đáy vẫn thận trọng

Giá trị giao dịch trên HOSE chỉ đạt bình quân 9,2 nghìn tỷ đồng/phiên, giảm 10,7% so với 10,3 nghìn tỷ đồng ở tuần liền trước. Mặc dù thanh khoản tiếp tục lùi về mức thấp và thu hẹp trên diện rộng, tuy nhiên có thể diễn giải đây là trạng thái tiết cung khi thị trường giảm sâu và đây cũng là nguyên nhân chính cho nhịp hồi phục của thị trường trong tuần qua.

Chứng khoán tuần 10 – 14/10: Dòng tiền bắt đáy vẫn thận trọng
Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 10,7% so với tuần liền trước, tuy nhiên có thể diễn giải đây là trạng thái tiết cung khi thị trường giảm sâu và đây cũng là nguyên nhân chính cho nhịp hồi phục của thị trường trong tuần qua.

Các ngành có giá trị giao dịch thu hẹp nhiều nhất có thể kể đến cảng và vận tải biển (-42,2%), xi măng (-40,6%), Săm lốp (-37,8%), bảo hiểm (-32%)… đây chủ yếu là các nhóm ngành có vốn vốn hóa ở mức trung bình thấp. Ngược lại, thanh khoản ở nhóm tiêu dùng lại tăng 12,2%. Riêng nhóm ngân hàng có thanh khoản tăng tuần thứ 3 liên tiếp mặc dù mức tăng 2,3% trong tuần này khá khiêm tốn. Trong nhóm 5 cổ phiếu dẫn đầu thanh khoản toàn thị trường có đến 4 mã ngân hàng là EIB, TCB, STB, MBB; bên cạnh đó là HPG.

Chứng khoán tuần 10 – 14/10: Dòng tiền bắt đáy vẫn thận trọng
Chứng khoán tuần 10 – 14/10: Dòng tiền bắt đáy vẫn thận trọng

Yếu tố định giá hấp dẫn trong dài hạn đã giúp thị trường cân bằng trở lại sau chuỗi giảm sâu, phù hợp với kỳ vọng đã đặt ra trong báo cáo tuần trước. Mặc dù vậy, nhịp hồi phục của thị trường chủ yếu đến từ trạng thái tiết cung dừng bán, trong khi đó dòng tiền chờ mua vẫn cho thấy sự thận trọng nhất định; điều này có thể nhìn thấy qua việc thanh khoản chung lùi về mức khá thấp.

Trong tuần giao dịch tới, dù vẫn có thể kỳ vọng nhịp phục hồi của thị trường vẫn tiếp diễn, tuy nhiên các ngưỡng cản kỹ thuật lần lượt 1.073 điểm và 1.100 điểm trên chỉ số VN-Index có thể kích hoạt lực cung gia tăng trở lại. Chiều ngược lại, tín hiệu tích cực từ khối ngoại có thể giúp thị trường giao dịch sôi động hơn so với tuần liền trước./.