Tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU), một nhánh nghiên cứu của tạp chí uy tín The Economist, đã tập hợp một danh sách 5 “kịch bản rủi ro có khả năng làm thay đổi đáng kể môi trường hoạt động kinh doanh trong vòng 2 năm tới”.

Danh sách kịch bản được xếp hạng dựa theo “cường độ nguy cơ”, có nghĩa là khả năng xảy ra và ảnh hưởng của sự kiện. Thang điểm cao nhất là 25.

5. Các mối đe dọa ngày càng tăng của nguy cơ khủng bố thánh chiến

Điểm nguy cơ: 12

5. Các mối đe dọa ngày càng tăng của nguy cơ khủng bố thánh chiến

Một phiến quân nhà nước Hồi giáo (IS).

Nhà nước Hồi giáo (IS) hiện chiếm giữ lãnh thổ của cả Syria và Iraq đang thành công trong việc tuyển mộ và thúc đẩy nhiều cá nhân trên khắp thế giới tham gia tổ chức này. Tính chất phân cấp cho phép IS tập trung vào nhiều mục tiêu, đôi khi cùng một lúc.

“Vòng xoáy tấn công và sự trả đũa đang leo thang và điều này không còn nghi ngờ gì nữa bắt đầu gây sứt mẻ niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp, từ đó có thể đe dọa chấm dứt đà tăng của các thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu đã kéo dài 5 năm qua”, báo cáo của EIU cho biết.

4. Sự chia rẽ trong chính sách tiền tệ toàn cầu khiến tiền tệ biến động phức tạp

Điểm nguy cơ: 16

4. Sự chia rẽ trong chính sách tiền tệ toàn cầu khiến tiền tệ biến động phức tạp

Giám đốc Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ Erdem Basci.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ tăng lãi suất lần đầu tiên trong một thập kỷ qua vào năm nay. Các nhà đầu tư đang theo dõi sát sao khi nào và điều gì sẽ xảy ra. Trong quá khứ, các thị trường mới nổi thường giảm tốc trong giai đoạn đầu của chu kỳ thắt chặt tiền tệ tại Mỹ.

“Những nước dễ bị tổn thương nhất với việc chuyển đổi các chu kỳ tiền tệ sẽ gồm những nước có thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai lớn; những nước có nền chính trị và chính sách kém ổn định; và/hoặc những nước dựa nhiều vào xuất khẩu”, báo cáo nhận định, nêu ví dụ Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Nga và Venezuela.

3. Sự căng thẳng giữa Nga và phương Tây

Điểm nguy cơ: 16

4. Sự chia rẽ trong chính sách tiền tệ toàn cầu khiến tiền tệ biến động phức tạp

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Quan hệ giữa Nga và phương Tây đã rơi trở lại thời “Chiến tranh lạnh” từ hơn một năm qua. Liên minh châu Âu (EU) gần đây đã gia hạn lệnh trừng phạt với Nga, vốn sẽ hết hạn vào tháng 7 vừa rồi, trong khi Nga đã không gia tăng các biện pháp trả đũa.

“Tuy nhiên, ngay cả khi không trả đũa thương mại, sự suy yếu trong thương mại giữa các bên sẽ tiếp tục gây thiệt hại cho nền kinh tế của Nga và cũng góp phần làm giảm sản xuất công nghiệp ở miền Trung và Đông Âu”, báo cáo cho biết.

2. Giá hàng hóa lao dốc và khủng hoảng đầu tư tại Trung Quốc làm giảm đà tăng trưởng tại các thị trường mới nổi.

Điểm nguy cơ: 20

tập cận bình

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ngày càng có những lo ngại về sự giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, cũng như khả năng vỡ bong bóng bất động sản hay sự sụt giảm của thị trường chứng khoán.

“Do sự phụ thuộc ngày càng tăng của các nhà sản xuất và bán lẻ phương Tây vào nhu cầu hàng hóa của các nước đang phát triển, sự suy giảm kéo dài tại các thị trường mới nổi sẽ có tác động nghiêm trọng lên khắp cả châu Âu và Mỹ, còn nghiêm trọng hơn bất kỳ trường hợp nào từng xảy ra trong những thập kỷ trước đó”, báo cáo viết.

1. Khả năng Hy Lạp rời khỏi châu Âu (Grexit) dẫn tới nguy cơ tan rã của eurozone

Điểm nguy cơ: 20

1. Khả năng Hy Lạp rời khỏi châu Âu (Grexit) dẫn tới nguy cơ tan rã của eurozone

Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Euclid Tsakalotos

“Chúng tôi tiếp tục cho rằng xác suất xảy ra điều này là cao trong năm 2016, do những khó khăn mà chính phủ Hy Lạp phải đối mặt trong việc thực hiện các điều khoản nghiêm ngặt trong bản thỏa thuận mới”, báo cáo của EIU nhận định.

Nếu Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone), sẽ dẫn tới khả năng các nước khác cũng rời khỏi tổ chức này và điều này sẽ cực kỳ gây bất ổn cho nền kinh tế toàn cầu. Hệ thống tài chính thế giới sẽ phải chịu tổn thất to lớn và nền kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái./.

Mai Hương (Theo BI)