VN-Index tăng nhẹ

Thị trường chứng khoán hôm nay diễn biến giằng co, nhưng VN-Index cuối phiên vẫn đóng cửa tăng nhẹ. Thanh khoản thị trường chứng khoán giảm so với phiên trước khi dòng tiền có tín hiệu chọn lọc hơn và có hướng vào các mã liên quan tới đầu tư công: cổ phiếu xây dựng, đầu tư công, xuất khẩu…

Theo dữ liệu từ MBS, dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng nhẹ +1,28 điểm (+0,12%) lên 1.051,81 điểm. Độ rộng thị trường khá cân bằng, khi trên sàn HOSE có 221 mã tăng và 215 mã giảm, 60 mã đứng giá.

Chứng khoán hôm nay (9/12): Thị trường giằng co, nhưng VN-Index vẫn có phiên xanh điểm
Các cổ phiếu lớn hỗ trợ chỉ số VN-Index phiên này là: VJC (+4,21%), EIB (+6,95%), HPG (+1,59%), HVN (+6,82%), MSN (+1,04%)… đã bù đắp áp lực giảm giá ở các cổ phiếu lớn khác như: VIC (-3%), VHM (-2,35%), NVL (-6,98%), VNM (-1,23%), BCM (-1,12%)…

Chỉ số VN30 cũng tăng nhẹ +2,35 điểm (+0,22%) đạt 1.065,08 điểm. Ở rổ VN30 có 17 cổ phiếu tăng và 9 cổ phiếu giảm, 4 mã đứng giá. Nhóm midcap và smallcap cũng tăng lần lượt tăng +0,75% và +0,65%.

Các cổ phiếu lớn hỗ trợ chỉ số VN-Index phiên này là: VJC (+4,21%), EIB (+6,95%), HPG (+1,59%), HVN (+6,82%), MSN (+1,04%)… đã bù đắp áp lực giảm giá ở các cổ phiếu lớn khác như: VIC (-3%), VHM (-2,35%), NVL (-6,98%), VNM (-1,23%), BCM (-1,12%)…

Thanh khoản toàn thị trường phiên này giảm so với phiên trước. Theo đó, giá trị giao dịch trên toàn thị trường đạt 15.400 tỷ đồng, giảm so với mức 17.340 tỷ đồng ở phiên hôm qua. Thanh khoản bình quân toàn thị trường tuần này đạt 20.200 tỷ đồng, tương đương so với tuần trước đó.

Khối ngoại mua ròng 472 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực mua của khối ngoại tập trung tại các cổ phiếu/chứng chỉ quỹ như: HPG, STB, CTG, VHM, SSI… Ở chiều ngược lại: VCB, VNM, BID, VRE… là những cổ phiếu bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong phiên này.

Dòng tiền chuyển dịch nhẹ sang nhóm đầu tư công

Thị trường chứng khoán hôm nay giằng co trong thế cân bằng giữa bên mua và bên bán. Biên độ biến động không lớn nên thanh khoản giảm nhẹ cũng dễ hiểu và không đáng lo ngại. Dòng tiền giảm nhẹ do lực bán và lực mua đều không lớn, cũng như khối ngoại cũng thu hẹp lực mua ròng.

Tính chung trong cả tuần, dù có 3 phiên tăng nhưng vẫn chốt tuần với mức giảm 2,6% so với tuần trước đó. Đây cũng là tuần giảm đầu tiên sau 3 tuần tăng liên tiếp. Việc thị trường điều chỉnh trong nhịp này nhìn một cách tích cực là khá tốt. Dòng tiền cần ngừng nghỉ để “đảo tay” các cơ hội. Chẳng hạn như trong phiên hôm nay, dòng tiền đã có sự dịch chuyển nhẹ sang cổ phiếu liên quan tới đầu tư công như xây dựng, đầu tư công, xuất khẩu… Trong khi đó, nhóm cổ phiếu tăng tốt những phiên qua cũng phân hóa như ngân hàng và chứng khoán.

Chứng khoán hôm nay (9/12): Thị trường giằng co, nhưng VN-Index vẫn có phiên xanh điểm
Thị trường hôm nay khá cân bằng giữa bên mua và bên bán. Ảnh: Minh họa.

Nhìn một cách tổng quan, nhịp tăng vừa qua là đã có phần vượt kỳ vọng. Bối cảnh hiện tại, thị trường có khả năng tăng dài hay không vẫn phụ thuộc vào dòng tiền và sự dẫn dắt của nhóm bluechips.

Theo các chuyên gia của MBS, thị trường giao dịch giằng co trên nền thanh khoản thấp ở phiên cuối tuần là diễn biến phù hợp với kịch bản chỉ số VN-Index đã tìm được vùng cân bằng mới 1.030 - 1.040 điểm.

“Nhóm cổ phiếu dẫn dắt như ngân hàng, chứng khoán… sau 3 tuần tăng liên tiếp đang đi vào nhịp phân hóa nhường chỗ cho nhóm cổ phiếu xây dựng, nhóm hưởng lợi từ đầu tư công, nhóm xuất khẩu… Có thể đây là tín hiệu củng cố cho kịch bản thị trường nhiều khả năng sẽ dao động trong vùng 1.030 điểm đến đỉnh của nhịp phồi vừa qua (gần 1.100 điểm) trong khi chờ đợt tín hiệu từ thị trường chứng khoán thế giới trong tuần tới” - chuyên gia của MBS cho hay.

Nhà đầu tư đang hướng toàn bộ sự chú ý đến cuộc họp chính sách tiền tệ vào tuần tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), với kỳ vọng cơ quan này sẽ nâng lãi suất với bước nhảy 0,5 điểm phần trăm. Đây là một bước nhảy được rút ngắn so với mức tăng 0,75 điểm phần trăm trong 4 lần họp liên tiếp trở lại đây của FED, nhưng có thể sẽ không có nhiều tác dụng trong việc giải toả nỗi lo suy thoái kinh tế, bởi FED vẫn phải tiếp tục cuộc chiến chống lại sự leo thang của giá cả.