cuộc chiến thương mại mỹ - trung

Các chuyên gia dự đoán cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc có thể kéo dài hơn một năm. Ảnh minh họa.

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các nhà kinh tế được khảo sát dự đoán năm 2018, GDP của Trung Quốc tăng bình quân 6,6% giữa tháng 7 và tháng 9, giảm nhẹ so với mức 6,7% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6.

Rất nhiều chuyên gia tin rằng, cuộc chiến thương mại sẽ còn tiếp diễn trong một thời gian dài và tạo ra các sức cản tiềm năng đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Mỹ và Trung Quốc đã áp đặt các mức thuế quan trả đũa lên hàng hóa của nhau, và thời cơ đối thoại của hai bên đang trôi dần. Tâm trạng ngày càng xấu của các nhà sản xuất là một tác động ngày càng thấy rõ trong nền kinh tế Trung Quốc.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể kéo dài hơn một năm
Trong toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thiệt hại nhiều nhất và kết quả là khu vực sản xuất và đầu tư sẽ tăng trưởng chậm hơn. Iris Pang - chuyên gia kinh tế về Trung Quốc của ING Bank bình luận.

“Chiến tranh thương mại là rủi ro lớn nhất của nền kinh tế Trung Quốc, không chỉ đối với khu vực xuất khẩu, mà còn với chuỗi cung ứng liên quan”, Iris Pang - chuyên gia kinh tế về Trung Quốc của ING Bank bình luận. Cũng theo Iris Pang, “trong toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thiệt hại nhiều nhất và kết quả là khu vực sản xuất và đầu tư sẽ tăng trưởng chậm hơn”.

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, các cải cách cơ cấu do Bắc Kinh khởi xướng trước chiến tranh thương mại đã hoàn toàn bị cuốn bay. Điều này đang tăng thêm sức ép đối với nền kinh tế. Bà Yao Wei, Kinh tế trưởng về Trung Quốc của Ngân hàng Doanh nghiệp và Đầu tư Societe Generale cho rằng, “ngày càng có nhiều dấu hiệu về kinh tế đi xuống khi các chính sách giảm nhân lực phát huy tác dụng”.

Bà Yao Wei nói thêm, “có vẻ căng thẳng thương mại không được giải quyết nhanh chóng và bắt đầu gây nên các trở ngại vật chất đối với xuất khẩu”.

Theo các chuyên gia, tăng trưởng năm 2018 được đánh giá là khoảng 6,6%, năm 2019 là 6,3% và năm 2020 là 6,2%. Như vậy, so với mức bình quân 6,9% của năm 2017, tăng trưởng chậm lại là rõ ràng.

Có thể kéo dài đến bao giờ?

Các nhà kinh tế dự đoán, tác động của chiến tranh thương mại trong bối cảnh nền kinh tế được cho là chậm lại một cách bình thường.

“Tranh chấp thương mại với Mỹ sẽ tiếp tục tạo sự ngưng trệ tăng trưởng không thể tránh. Tuy nhiên, các biện pháp kích thích hiện nay sẽ bù đắp thiệt hại thương mại thông qua thúc đẩy kinh tế trong nước và có thể ngăn cản ngưng trệ quá mức”, ông Richard Jerram - Giám đốc kinh tế Ngân hàng Singapore bình luận.

Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc trong phiên họp tháng 7 đã quyết định tiếp tục các chính sách tài khóa chủ động và các biện pháp tiền tệ trung lập, thận trọng như một phương tiện để hỗ trợ nền kinh tế.

Nhìn chung, các nhà phân tích vẫn bi quan về tương lai xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Được hỏi về khái quát của tranh chấp trong 12 tháng tới, chỉ có 5 trong 16 nhà phân tích cho rằng sẽ dịu đi sau bầu cử giữa kỳ tại Mỹ vào tháng 11 tới, 6 người cho rằng sẽ không thay đổi, và số còn lại tin rằng thậm chí tồi tệ hơn.

“Định hướng này sẽ giúp cải thiện tâm lý bi quan trên thị trường tài chính và ổn định hệ thống tiền tệ quốc gia trong vòng từ nay đến tháng 12”, Cheng Shi - Kinh tế trưởng của ICBC International khẳng định. Theo ông, “tác động tích cực của các biện pháp sẽ trở nên rõ ràng vào quý I/2019 sau khi kích thích trực tiếp đầu tư và tiêu dùng”.

Fan Xiaochen, một giám đốc của Ngân hàng MUFG cũng rất lạc quan về các biện pháp này khi cho rằng “các biện pháp tiền tệ và tài khóa lành mạnh và chủ động sẽ giúp thu hút các khoản đầu tư mới và kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng với một tốc độ vững chắc hơn 6%”.

Tuy nhiên, một số nhà kinh tế vẫn rất thận trọng, như Pete So - Giám đốc điều hành của Công ty chứng khoán CCB International thì cho rằng: “Chúng tôi chờ đợi sự phát triển hạ tầng để hồi phục sự tăng trưởng chậm ở mức một chỉ số được duy trì trong năm tới”.

Yếu tố rủi ro tạo sức ép cho kinh tế Trung Quốc là khả năng ngày càng xấu đi của cuộc chiến thương mại. “Chúng tôi đánh giá rằng, cuộc chiến thương mại toàn lực sẽ giảm khoảng 1,5% tăng trưởng của Trung Quốc trong 12 tháng tới, các yếu tố khác không đổi”, Aidan Yao - chuyên gia kinh tế cao cấp về Châu Á của AXA Investment Managers Asia Limited nêu ý kiến.

Nhìn chung, các nhà phân tích vẫn bi quan về tương lai xung đột thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Được hỏi về khái quát của tranh chấp trong 12 tháng tới, chỉ có 5 trong 16 nhà phân tích cho rằng sẽ dịu đi sau bầu cử giữa kỳ tại Mỹ vào tháng 11 tới, 6 người cho rằng sẽ không thay đổi, và số còn lại tin rằng thậm chí tồi tệ hơn.

Giải pháp nào để tháo “ngòi nổ”

“Có vẻ như cả Trung Quốc và Mỹ đều không quan tâm tới một giải pháp. Với quyết tâm điều chỉnh thâm hụt thương mại và cứng rắn trong đương đầu với Trung Quốc của ông Trump, chúng tôi cho rằng ông Trump sẽ tiếp tục tính đến thuế quan đối với 260 tỷ USD còn chưa bị áp thuế", Susan Joho - chuyên gia kinh tế của Julius Baer đánh giá.

Kenny Wen - chiến lược gia quản lý tài sản của Everbright Sun Hung Kai cho rằng, thậm chí dù căng thẳng dịu đi sau bầu cử giữa kỳ, thì cuộc chiến sẽ nổ ra trên phương diện công nghệ và tiền tệ. Trong trường hợp đó, Mỹ sẽ nhằm đến Trung Quốc.

Về tác động của cuộc chiến thương mại đối với kinh tế Trung Quốc, mặc dù có nhiều quan điểm, các nhà kinh tế đều lựa chọn các nhà xuất khẩu và lĩnh vực công nghệ cao. Chuyên gia kinh tế Xie Yaxuan đến từ Công ty chứng khoán China Merchants bày tỏ quan ngại rằng, thuế quan bổ sung của Mỹ sẽ nhằm vào lĩnh vực công nghệ cao - ngành quan trọng nhất của Trung Quốc trong dài hạn.

Nhiều nhà kinh tế hy vọng, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) sẽ tiếp tục chính sách tiền tệ có tính thích ứng của mình. Phần lớn dự đoán rằng PBOC sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc - tỷ lệ phần trăm của các khoản dự trữ mà các ngân hàng thương mại phải nắm giữ trong vòng 12 tháng tới, khoảng 0,25 - 0,5 điểm phần trăm.

“PBOC quan tâm đến viễn cảnh tăng trưởng, các nỗ lực để giải quyết nợ sẽ được để sang một bên và “bình ổn kinh tế” sẽ được ưu tiên số một”, Sean Taylor - chuyên viên chính về đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương của DWS bình luận.

Phần lớn các nhà kinh tế cho rằng, so với trước đây, đồng Nhân dân tệ (NDT) sẽ yếu hơn USD. Dự đoán 1 USD sẽ có giá 6,85 NDT vào cuối 2018, 6,85 NDT vào cuối 2019, và 6,71 NDT vào cuối 2020./.

Giang Minh (theo Nikkei Asian Review)