Czech, Hungary và Romania đối mặt với khủng hoảng tiền tệ
Đồng Forint của Hungary là một trong những đồng tiền hoạt động kém hiệu quả nhất ở các thị trường mới nổi (Ảnh: T.L)

Cảnh báo dựa trên phân tích 8 chỉ số bao gồm tỷ lệ dự trữ ngoại hối so với nhập khẩu, lãi suất ngắn hạn, các chỉ số về ngân sách và thương mại. Theo báo cáo, các lỗ hổng trong tiền tệ của các thị trường mới nổi hiện đang ở mức cao nhất trong hơn 20 năm.

Các nhà phân tích biết dự trên các báo cáo mới đây thì đồng Forint của Hungary là một trong những đồng tiền hoạt động kém hiệu quả nhất ở các thị trường mới nổi và các tranh chấp xung quanh vấn đề tài chính từ các quỹ của Liên minh châu Âu đã góp phần khiến đồng tiền này sụt giảm mạnh. Đồng Koruna của Séc và đồng Lei của Romania cũng đã mất gia đáng kể trong năm nay.

Các ngân hàng Trung ương ở nhiều quốc gia Trung và Đông Âu đã tăng lãi suất đáng kể để kiềm chế lạm phát và ổn định tiền tệ tuy nhiên những nỗ lực này chỉ có tác dụng hạn chế trong việc chế ngự khủng hoảng. Trong một diễn biến liên quan, Hội đồng Ngân hàng của Ngân hàng Quốc gia Séc (ČNB) đã để lãi suất cơ bản ở mức 7% vào đầu tháng 11.

Thống đốc ČNB Aleš Michl đã tuyên bố sau quyết định của Hội đồng quản trị Ngân hàng rằng Ngân hàng Trung ương sẽ tiếp tục ngăn chặn những biến động mạnh về tỷ giá hối đoái của đồng Koruna. Các nhà phân tích cũng cho biết trước đó vào tháng 9, Ngân hàng Quốc gia Séc đã chi 2,6 tỷ Euro cho các biện pháp can thiệp để hỗ trợ đồng tiền của nước này và nếu tính từ tháng 5, đơn vị này đã chi tới 25,5 tỷ Euro để ngăn chặn xu hướng tiêu cực ảnh hưởng tới đồng tiền của Séc./.