Để giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người Việt Nam trong thời kỳ mới, việc kịp thời có chính sách nhằm hạn chế sử dụng thực phẩm không lành mạnh, đồng thời với chính sách khuyến khích tiêu dùng và sản xuất sản phẩm dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe người dân đang ngày càng cấp thiết.

Phát triển thị trường sản phẩm dinh dưỡng lành mạnh để bảo vệ sức khỏe người dân
Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dinh dưỡng lành mạnh, góp phần giải quyết gánh nặng kép về dinh dưỡng, đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân và doanh nghiệp.

Tiêu dùng thực phẩm không lành mạnh tạo gánh nặng kép về dinh dưỡng

Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra mục tiêu đưa tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống dưới 17% (khu vực miền núi dưới 28%) vào năm 2025 và dưới 15% (khu vực miền núi dưới 23%) vào năm 2030; đồng thời kiểm soát được tỷ lệ thừa cân béo phì trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 10% (khu vực thành phố ở mức dưới 11% và khu vực nông thôn ở mức dưới 7%). Tình trạng thiếu và thừa dinh dưỡng là cửa ngõ của nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ.

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các sản phẩm nước giải khátthực phẩm không lành mạnh ngày càng phổ biến trên thị trường, mức tiêu thụ ngày càng gia tăng trên toàn cầu, đặc biệt ở trẻ em và vị thành niên. Bác sĩ Trịnh Hồng Sơn - Giám đốc Trung tâm Giáo dục truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia lưu ý: Suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì đan xen nhau là nguy cơ gây ra nhiều bệnh mạn tính có liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, ung thư. Chính vì vậy, để giải quyết được tình trạng gánh nặng kép dinh dưỡng, yếu tố quan trọng nhất là xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mỗi người, mỗi nhà…

Cần có chính sách để hạn chế sử dụng thực phẩm gây hại sức khỏe

Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến nghị, để bảo vệ sức khỏe người dân trước tác hại của việc lạm dụng nước giải khát nước giải khát có đường, thì các quốc gia cần có chính sách để giảm mức tiêu thụ đường và chặn đứng mức gia tăng đại dịch béo phì và đái tháo đường.

Trong một nghiên cứu có tựa đề “Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường ở một số quốc gia trên thế giới”, do TS. Hoàng Thị Mỹ Hạnh - Viện Chiến lược và Chính sách Y tế và ThS.BS. Nguyễn Thị An - Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam vừa được công bố mới đây đã cho biết: Các sản phẩm nước giải khát có đường ngày càng phổ biến trên thị trường, mức tiêu thụ ngày càng gia tăng trên toàn cầu, đặc biệt ở trẻ em và vị thành niên.

Để hạn chế việc lạm dụng nước giải khát có đường, WHO cho rằng, các quốc gia cần thực hiện kết hợp ba nhóm giải pháp gồm: áp thuế với nước giải khát có đường, hạn chế quảng cáo nước giải khát có đường đối với trẻ em và truyền thông về tác hại của việc sử dụng nước giải khát có đường không hợp lý.

Thúc đẩy tiêu dùng và sản xuất sản phẩm dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe

Đồng thuận với các giải pháp cần áp thuế TTĐB đối với các thực phẩm không lành mạnh nhằm điều chỉnh thói quen, nâng cao nhận thức về tiêu dùng nhóm sản phẩm này… Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nhà nước cũng cần thiết có các chính sách khuyến khích thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dinh dưỡng bền vững.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế và chuyên gia về dĩnh dưỡng, một trong những giải pháp quan trọng, hài hòa và phù hợp trong bối cảnh hiện nay, đó là cần chú trọng thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dinh dưỡng lành mạnh, góp phần giải quyết gánh nặng kép về dinh dưỡng, đảm bảo hài hòa các lợi ích của doanh nghiệp, của người dân.

Theo đó, các chuyên gia khuyến nghị, nhà nước nên nhất quán trong các chính sách khuyến khích đầu tư, khuyến khích sản xuất, khuyến khích tiêu dùng một cách ổn định và dài hạn; không ban hành các chính sách ảnh hưởng đến việc thúc đẩy này hoặc ảnh hưởng sự đến sự ổn định trong việc đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.

Về việc khuyến khích, thúc đẩy tạo thói quen sử dụng sản phẩm thực phẩm lành mạnh, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, các sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung vi chất, các sản phẩm góp phần giải quyết vấn đề về suy dinh dưỡng, thấp còi như sữa và sản phẩm từ sữa… cần được khuyến khích và không để ảnh hưởng bởi chính sách hạn chế các nhóm sản phẩm khác, ví dụ trong chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt cần loại trừ các nhóm sản phẩm dinh dưỡng này.

Đồng thời, cần khuyến khích và ưu đãi cho các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động sản xuất sản phẩm tăng cường thể chất, thể lực cho người dân, khuyến khích sản phẩm tăng cường bổ sung vi chất, sản phẩm vì mục đích dinh dưỡng, sản phẩm tốt cho sức khỏe; động viên thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dinh dưỡng lành mạnh, góp phần giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người Việt Nam trong thời kỳ mới.

Cần khuyến khích và ưu đãi cho các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động sản xuất sản phẩm tăng cường thể chất, thể lực cho người dân, khuyến khích sản phẩm tăng cường bổ sung vi chất, sản phẩm vì mục đích dinh dưỡng, sản phẩm tốt cho sức khỏe; động viên thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dinh dưỡng lành mạnh, góp phần giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người Việt Nam trong thời kỳ mới.