Loại bỏ gần 200 nhà máy sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không đáp ứng yêu cầu Doanh nghiệp chịu áp lực quy định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hàng nông sản của EU |
Đó là thông tin tại Tọa đàm "Quy trình nghiên cứu, phát triển và quản lý thuốc bảo vệ thực vật" do Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp với Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT) tổ chức chiều 8/11.
Ba đề án đó là: Đề án phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030 và Đề án phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ba đề án chiến lược hướng đến sản xuất xanh và bền vững trong ngành nông nghiệp. Ảnh: Minh họa |
Trao đổi về vấn đề này, bà Bùi Thanh Hương, Trưởng phòng Phòng Thuốc bảo vệ thực vật (Cục Bảo vệ thực vật - BVTV) cho biết, Cục BVTV đã xây dựng được 4 đề án liên quan nhằm phục vụ mục tiêu sản xuất xanh của ngành nông nghiệp, trong đó có Đề án "Phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050" đã được phê duyệt cuối tháng 11/2023.
Đề án này đặt ra nhiều nhiệm vụ, mục tiêu, trong đó có mục tiêu tăng tỷ lệ sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học. Bên cạnh đó là xây dựng các mô hình liên quan đến phương pháp thử, bởi thực tế vấn đề này rất khó khăn đối với bất cứ loại thuốc nào chứ không riêng gì thuốc BVTV sinh học.
Đề án cũng yêu cầu phải xây dựng mô hình cho 9 loại cây trồng khác nhau, tăng công suất sản xuất thuốc BVTV sinh học ở Việt Nam. Thực tế hiện nay trong số hơn 100 nhà máy sản xuất thuốc BVTV thì có khoảng 80% số nhà máy sản xuất thuốc BVTV sinh học, song sản lượng còn thấp.
Đề án này cũng nêu rõ những khó khăn trong quá trình sản xuất, đặc biệt là thuốc BVTV sinh học phải nhằm đáp ứng yêu cầu hướng tới xuất khẩu nông sản. Theo đó, Bộ NNPTNT đã đưa ra một số giải pháp thực hiện.
Ông Nguyễn Hữu Quảng - đại diện Hiệp hội CropLife Việt Nam chia sẻ, về phía doanh nghiệp, chắc chắn CropLife cũng như các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực thuốc BVTV đều sẽ ủng hộ đề án này của Bộ NN&PTNT, bởi đây không chỉ là xu hướng toàn cầu mà còn là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp trong bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ thế hệ sau này./.
Hiện có hơn 4.500 tên thương phẩm đăng ký được phép sử dụng tại Việt Nam Theo quy định tại Điều 48, Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật thì thuốc bảo vệ thực vật là loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện và phải được quản lý theo danh mục. Hàng năm, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam. Theo Thông tư 09/2023/TT-BNNPTNT ngày 24/10/2023, hiện có hơn 4.500 tên thương phẩm đăng ký được phép sử dụng tại Việt Nam. |