Ngoài ra, tại Khoản 3 Điều 15 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.

Thực hiện quy định, ngày 23/11/2021, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 2644/QĐ-BCT áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc.

Theo đó, căn cứ để tính thuế chống bán phá giá trong trường hợp tính theo tỷ lệ phần trăm đã được quy định cụ thể tại Khoản 1, 2 Điều 39 Thông tư 38/2015/TT-BTC về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 23 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Cụ thể gồm: Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan áp dụng thuế chống bán phá giá, trị giá tính thuế nhập khẩu của từng mặt hàng nhập khẩu áp dụng thuế chống bán phá giá và mức thuế từng mặt hàng theo quy định. Số tiền thuế chống bán phá giá phải nộp được xác định căn cứ vào số lượng mặt hàng thực tế nhập khẩu, trị giá tính thuế và thuế suất thuế chống bán phá giá.

Theo Tổng cục Hải quan, đối chiếu với các quy định hiện hành, Bộ Công thương là cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá; người khai hải quan căn cứ số lượng mặt hàng thực tế nhập khẩu, trị giá tính thuế và thuế suất thuế chống bán phá giá để xác định số tiền thuế chống bán phá giá phải nộp.

Do đó, Tổng cục Hải quan đề nghị các doanh nghiệp có vướng mắc liên quan đối với một số sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc nghiên cứu quy định trên để thực hiện. Trường hợp có vướng mắc về việc áp dụng quy định về thuế chống bán phá giá thì đề nghị doanh nghiệp liên hệ với Bộ Công thương để được hướng dẫn cụ thể./.