Kiểm toán viên đã không “gắn cờ” rủi ro tích tụ của ngân hàng sụp đổ
Các khoản lỗ chưa được nhận diện của Ngân hàng Thung lũng Silicon từ việc nắm giữ trái phiếu đã không được kiểm toán viên đánh dấu vài tuần trước khi sụp đổ. Ảnh: WSJ

Các dấu hiệu cảnh báo đã bị xem nhẹ

KPMG LLP, một thành viên của Nhóm Big Four - các công ty kiểm toán lớn nhất thế giới, cung cấp cho Ngân hàng Thung lũng Silicon một báo cáo chứng nhận “sức khoẻ” doanh nghiệp tốt chỉ 14 ngày trước khi ngân hàng này sụp đổ, trong đó đã ghi chú các khoản lỗ tiềm ẩn đối với các khoản vay như một vấn đề kiểm toán quan trọng. Nhưng, lựa chọn của ​​kiểm toán là im lặng về những gì thực sự đã khiến ngân hàng sụp đổ - khoản lỗ trái phiếu chưa xác định và khả năng nắm giữ chúng do phụ thuộc vào các khoản tiền gửi tiềm ẩn nguy cơ biến mất.

“Các kiểm toán viên không đề cập đến vụ cháy ở tầng hầm hay hộp thuốc nổ ở tầng một, nhưng họ đã chỉ ra lớp sơn bong tróc trên lọ hoa” - Erik Gordon, giáo sư kinh doanh của Đại học Michigan cho biết. “Làm sao họ có thể bỏ lỡ vấn đề rủi ro lãi suất được?” - ông Gordon nói.

Cuộc khủng hoảng ngân hàng hiện nay là phép thử lớn đầu tiên đối với các vấn đề kiểm toán quan trọng (CAMS, hay KAMs), một chuẩn mực kiểm toán được thiết kế để giúp các nhà đầu tư giải mã những rủi ro và sự không chắc chắn ẩn sâu trong các báo cáo tài chính.

Cơ quan quản lý kiểm toán - Ủy ban Giám sát kế toán công ty đại chúng (PCAOB) đã giới thiệu các vấn đề kiểm toán quan trọng vào năm 2017 để “thổi hồn vào báo cáo kiểm toán”. Được mô tả là cuộc cải tổ kiểm toán lớn nhất trong 70 năm qua, chuẩn mực kiểm toán mới này nhằm làm cho các lựa chọn ​​kiểm toán trở nên hữu ích hơn đối với các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, cho đến nay, các vấn đề kiểm toán quan trọng đã không làm sáng tỏ các vấn đề gây ra sự sụp đổ niềm tin của người gửi tiền và nhà đầu tư vào nhiều ngân hàng vừa và nhỏ.

Cuộc khủng hoảng ngân hàng hiện nay là phép thử lớn đầu tiên đối với các vấn đề kiểm toán quan trọng (CAMS, hay KAMs), một chuẩn mực kiểm toán được thiết kế để giúp các nhà đầu tư giải mã những rủi ro và sự không chắc chắn ẩn sâu trong các báo cáo tài chính.

Kiểm toán viên được yêu cầu ghi chú bất kỳ vấn đề kiểm toán quan trọng nào khi họ ký vào sổ sách của một công ty đại chúng. Các nhà quản lý định nghĩa đây là những vấn đề có tác động đáng kể đến báo cáo tài chính và liên quan đến các đánh giá "đặc biệt đầy thách thức, chủ quan hoặc phức tạp" của kiểm toán viên.

Tổn thất trong danh mục đầu tư trái phiếu của Ngân hàng Thung lũng Silicon dường như “đáp ứng mọi định nghĩa về vấn đề kiểm toán quan trọng có thể xảy ra” - Martin Baumann - cựu Kiểm toán trưởng kiêm Giám đốc Tiêu chuẩn nghề nghiệp của PCAOB, người có vai trò rất lớn trong việc thiết kế các chuẩn mực kế toán mới cho biết.

Cuộc khủng hoảng bộc lộ những mặt trái

Cuộc khủng hoảng ngân hàng mới nhất đã phơi bày canh bạc mà một số ngân hàng đã thực hiện khi đặt cược mạnh vào trái phiếu chính phủ dài hạn, năm ngoái đã bị giảm giá trị khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất.

Các ngân hàng có thể giữ những khoản lỗ này khỏi sổ sách của họ bằng cách phân loại các trái phiếu đang nắm giữ là "giữ đến ngày đáo hạn" hoặc dự định không bao giờ được bán, cho phép chúng được giữ theo giá gốc thay vì giá trị thực tế. Ngành ngân hàng năm ngoái phụ thuộc nhiều hơn vào thủ đoạn kế toán này, khi lãi suất tăng khiến bảng cân đối kế toán giảm mạnh.

Các chuẩn mực kế toán cho biết các ngân hàng chỉ có thể phân loại trái phiếu là nắm giữ đến ngày đáo hạn nếu họ có cả ý định và khả năng nắm giữ chúng, thay vì phải bán chúng để đáp ứng nhu cầu rút tiền. Đối với các ngân hàng có vốn hóa tốt, đó có thể không phải là một quyết định khó khăn để thực hiện.

Nhưng đó là một vấn đề phức tạp hơn nhiều đối với các ngân hàng ở trung tâm của cuộc khủng hoảng ngân hàng đang diễn ra. Không giống như các ngân hàng ở top đầu, các ngân hàng nhỏ hơn chủ yếu dựa vào tiền gửi để tái cấp vốn, điều này có thể gây khó khăn trong các thời điểm căng thẳng, đặt ra câu hỏi về khả năng nắm giữ tài sản dài hạn chưa có hồi kết của các ngân hàng.

Kiểm toán viên đã không “gắn cờ” rủi ro tích tụ của ngân hàng sụp đổ
Kiểm toán viên đã không “gắn cờ” rủi ro tích tụ của các ngân hàng sụp đổ.

Công ty mẹ của Ngân hàng Thung lũng Silicon, Tập đoàn tài chính SVB - có 91 tỷ USD trái phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn trên bảng cân đối kế toán ngày 31/12, mà một chú thích cuối trang cho biết có giá trị pháp lý chỉ 76 tỷ USD. Khoản lỗ 15 tỷ USD đó đủ lớn để xóa sạch phần lớn tổng số vốn chủ sở hữu trị giá 16 tỷ USD của ngân hàng vào cuối năm.

Báo cáo tài chính cũng cho thấy, tổng số tiền gửi của ngân hàng đã bị thu hẹp so với năm trước. Hơn nữa, tiền mặt được báo cáo chỉ chiếm khoảng 8% tổng số tiền gửi, làm tăng rủi ro mà ngân hàng này sẽ cần phải bán tài sản dài hạn nếu số lượng đáng kể người gửi tiền của ngân hàng tiến hành rút tiền.

Điều đó dường như đáng để kiểm toán viên đánh dấu vào tất cả các ô và làm nổi bật vấn đề này như một vấn đề kiểm toán quan trọng. “Phán quyết về việc liệu Ngân hàng Thung lũng Silicon có khả năng giữ các chứng khoán này đến ngày đáo hạn hay không chắc chắn là một câu hỏi phức tạp, đó là vấn đề quan trọng đối với các nhà đầu tư và thật khó để thấy thanh khoản không phải là vấn đề để thảo luận ra sao với ủy ban kiểm toán" - ông Baumann, cũng là cựu cộng sự cấp cao tại công ty kiểm toán Big Four PricewaterhouseCoopers cho biết.

Cuộc kiểm toán của KPMG đối với Ngân hàng Thung lũng Silicon có thể được kiểm tra tại tòa án nếu các cổ đông quyết định đưa công ty vào các vụ kiện có thể xảy ra.

“Việc thiếu một vấn đề kiểm toán quan trọng và sự quan tâm cần thiết thường liên quan đến pháp lý” - Jack Castonguay, giáo sư kế toán tại Đại học Hofstra cho biết.

"Tôi không phải là kiểm toán viên của ngân hàng và tôi không biết liệu (vấn đề trái phiếu này) có nên được đưa vào báo cáo của kiểm toán viên hay không. Nhưng với tư cách là tác giả chính của các chuẩn mực kiểm toán, đây chắc chắn là tiểu mục mà chúng tôi đã nghĩ đến cho các vấn đề kiểm toán quan trọng" - ông nói thêm.

Các đại diện của ngành kế toán đã đẩy lùi các đề xuất mà các kiểm toán viên nên gióng lên hồi chuông cảnh báo trước cuộc khủng hoảng. Dennis McGowan - Phó chủ tịch thực hành chuyên môn tại Trung tâm Chất lượng Kiểm toán Mỹ (US CAQ) cho biết, các chuẩn mực kế toán không yêu cầu các công ty dự đoán các kịch bản "cực kỳ xa" trong việc quyết định xem liệu họ có thể phân loại trái phiếu được nắm giữ đến ngày đáo hạn hay không.

"Một số điều xảy ra đã không thể lường trước được. Ví dụ, phương tiện truyền thông xã hội đã thúc đẩy việc rút tiền từ một ngân hàng. Các kiểm toán viên không có một quả cầu pha lê để dự đoán được điều đó” - ông McGowan nói.

CAMS đã không được sử dụng đầy đủ như mong đợi

Cuộc kiểm toán của KPMG đối với Ngân hàng Thung lũng Silicon có thể được kiểm tra tại tòa án nếu các cổ đông quyết định đưa công ty vào các vụ kiện có thể xảy ra.

“Việc thiếu một vấn đề kiểm toán quan trọng và sự quan tâm cần thiết thường liên quan đến pháp lý” - Jack Castonguay, giáo sư kế toán tại Đại học Hofstra cho biết. Ông ấy cũng nói thêm rằng, rất khó để đánh giá cuộc kiểm toán của KPMG mà không xem xét các sổ sách của công ty hoặc biết về những rủi ro mà họ đã thảo luận với ủy ban kiểm toán của SVB.

Người phát ngôn của KPMG từ chối bình luận. Đáp lại yêu cầu bình luận về trường hợp của SVB, một phát ngôn viên của FED đã trích dẫn mô tả của cơ quan quản lý về sự sụp đổ của ngân hàng như một “trường hợp quản lý yếu kém trong sách giáo khoa”. Người này cũng từ chối bình luận về cuộc kiểm toán của KPMG đối với ngân hàng SVB.

“Điểm mù” rõ ràng của kiểm toán viên về tác động qua lại giữa rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản không chỉ giới hạn ở Ngân hàng Thung lũng Silicon.

Theo một phân tích của The Wall Street Journal, kiểm toán viên của 9 ngân hàng khác của Mỹ có nguy cơ thua lỗ trái phiếu nhiều nhất cũng không coi đây là vấn đề khi họ ký vào báo cáo tài chính năm 2022.

The Wall Street Journal đã xem xét báo cáo ​​kiểm toán của 10 ngân hàng vừa và nhỏ của Mỹ năm ngoái đã báo cáo khoản lỗ cao nhất đối với chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn tính theo tỷ lệ vốn chủ sở hữu cổ đông của họ, dựa trên dữ liệu từ công ty nghiên cứu Calcbench, Ngân hàng Thung lũng Silicon đứng thứ hai trong danh sách.

Không có kiểm toán viên nào đưa vào vấn đề kiểm toán quan trọng liên quan đến cách xử lý trái phiếu của ngân hàng. Thay vào đó, 9 trong số 10 ngân hàng đã báo cáo một vấn đề kiểm toán quan trọng đối với các khoản lỗ ước tính từ các khoản vay hoặc các khoản nợ xấu khác. Đó cũng là rủi ro đã khiến các ngân hàng sụp đổ trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Các kiểm toán viên đã không báo cáo bất kỳ vấn đề kiểm toán quan trọng nào cho một trong các ngân hàng, phân tích cho thấy.

Một phát ngôn viên của PCAOB từ chối bình luận về việc liệu việc thiếu các vấn đề kiểm toán quan trọng liên quan đến cuộc khủng hoảng mới nhất có phản ánh tính hiệu quả của chuẩn mực kế toán này hay không.

"Thật không may là CAMS đã không được sử dụng đầy đủ như chúng tôi mong đợi" - cựu lãnh đạo cơ quan quản lý, ông Baumann nói./.