Cổ phiếu đang phân hóa dần

Thống kê trên sàn HoSE, tuần qua có 241 cổ phiếu đóng cửa thấp hơn mức cuối tuần trước đó, trong khi số tăng là 133 mã. Nói cách khác, tỷ lệ tăng/giảm vào khoảng 1:1,55. Đây chưa phải là một tương quan tốt, nhưng nếu so với tỷ lệ tuần giữa tháng 6 là 1:3,1 thì là một sự cải thiện đáng kể.

Ngoài ra, thuần túy so sánh các chỉ số: Tuần giữa tháng 6, VN-Index giảm 66,78 điểm (-5,2%), tuần qua chỉ gảm 31,82 điểm (-2,61%); VN30-Index từ mức giảm 5,1% còn 1,79% tuần qua; Midcap từ mức giảm 8,91% còn 1,86%; Smallcap từ -12,34% còn -2,95%.

Kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 2 có giúp thị trường tạo đáy?
VN-Index có tạo được hai đáy hay không không quan trọng bằng việc khá nhiều cổ phiếu đã quay trở lại đáy cả năm trước, dù kết quả kinh doanh vẫn tăng trường đều mỗi quý.

Tốc độ giảm của chỉ số chậm dần, cổ phiếu bắt đầu còn tăng giảm đan xen, đó thường là tín hiệu của các quan điểm đầu tư trái ngược nhau. Khi thị trường cùng đỏ, hoặc số giảm giá áp đảo, nhà đầu tư cùng nhìn về một phía tiêu cực và bán rẻ cổ phiếu. Ngược lại, nếu nhà đầu tư thấy rằng không nhất thiết phải bán nữa và có người nghĩ rằng giá giảm thế là tốt và mua vào mạnh hơn, cổ phiếu sẽ tăng giảm đan xen do có yếu tố cung cầu thay đổi.

Tuần qua chính là một sự thay đổi như vậy. Có hai điểm ủng hộ khả năng này. Thứ nhất là chỉ số đại diện thị trường VN-Index đã giảm xuống đáy thấp nhất hồi tháng 5, ngôn ngữ kỹ thuật gọi là kiểm định đáy cũ. Thị trường chưa thủng đáy thì nhà đầu tư còn có niềm tin, họ dễ chấp nhận khả năng thị trường sẽ dừng giảm và không nhất thiết phải cắt lỗ nữa, đề phòng trường hợp thị trường quay đầu tăng.

Thứ hai, rất nhiều cổ phiếu đã giảm giá quá sâu, nhiều mã quay trở lại đáy thời kỳ đầu 2020 – khi thị trường lần đầu phản ứng sốc với đại dịch Covid – từ đó kích thích lòng tham bắt đáy mạnh hơn. Dù VN-Index có thủng đáy hay không thì những cổ phiếu dạng này đã quay trở về mức đáy trước khi thị trường bước vào chu kỳ “bull-market” (thị trường giá lên dài hạn). Nếu không phải là cổ phiếu của các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì quan điểm chung là giá khó lòng giảm thêm nữa.

Từ chỗ sợ hãi giống nhau, tới việc bớt sợ và lúc này là xuất hiện lòng tham, thị trường đang có nhiều hơn các biểu hiện của việc tạo đáy, dù đáy cổ phiếu không nhất thiết trùng với đáy của VN-Index.

Giai đoạn sàng lọc cổ phiếu

Sau một đợt lao dốc nhanh và mạnh, thị trường đang trở nên hấp dẫn dưới quan điểm đầu tư dài hạn. Điều này có thể được nhìn nhận quanh mức định giá phổ thông như P/E của VN-Index đang khoảng 12,7 lần, trong khi thời điểm đầu tháng 4 vừa qua thị trường chấp nhận khoảng 18 lần. Hiện thị trường chuẩn bị bước vào tháng 7, là thời điểm các doanh nghiệp công bố lợi nhuận quý 2/2022. Kết quả kinh doanh tăng trưởng sẽ làm tăng trưởng EPS của cổ phiếu, từ đó làm giảm thêm chỉ số P/E (trong trường hợp giá không tăng).

Các đợt công bố báo cáo tài chính gần đây cổ phiếu đều có EPS tăng trưởng tốt, dẫn tới một nhịp sụt giảm của chỉ số P/E (nghĩa là định giá rẻ hơn). Ví dụ thời điểm đầu tháng 7/2021 (bắt đầu lẻ tẻ có số liệu lợi nhuận quý 2), thị trường chấp nhận P/E khoảng 19,3 lần, đến cuối tháng 7/2021 chỉ số P/E còn 16,1 lần dù VN-Index chỉ điều chỉnh khoảng 7,2%. Đến giữa tháng 8/2021 khi số liệu lợi nhuận được cập nhật đầy đủ, P/E còn dưới 16 lần ngay cả khi VN-Index có nhịp tăng khoảng 5% trong nửa đầu tháng 8 năm đó.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 24/6

Giá đóng

cửa

ngày 17/6

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 24/6

Giá đóng

cửa

ngày 17/6

Mức

tăng

(%)

COM

52.1

70.9

-26.52

HOT

37.9

31.9

18.81

TDH

5

6.35

-21.26

FLC

4.63

3.92

18.11

LAF

19.35

24

-19.37

TGG

5.25

4.46

17.71

ABR

12.7

15.35

-17.26

HAG

8.08

6.98

15.76

KHP

10.35

12.45

-16.87

AMD

3

2.61

14.94

HMC

16.35

19.63

-16.7

FTS

32.5

28.3

14.84

PC1

38.1

45.5

-16.26

HAI

2.38

2.09

13.88

NT2

24.3

29

-16.21

CCL

9.71

8.65

12.25

DPM

52.8

63

-16.19

HCM

19.9

17.8

11.8

POW

13.55

16.1

-15.84

EVG

6.22

5.58

11.47

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 24/6

Giá đóng

cửa

ngày 17/6

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 24/6

Giá đóng

cửa

ngày 17/6

Mức

tăng

(%)

TKC

6.7

9.1

-26.37

VKC

5.1

3.6

41.67

PDB

15

19.8

-24.24

BII

3.8

2.7

40.74

PVS

24

30.4

-21.05

CET

6.9

5.6

23.21

VC1

10.1

12.7

-20.47

PTI

70

57.1

22.59

LAF

19.35

24

-19.37

TFC

8

6.7

19.4

VC2

23.5

28.8

-18.4

CTT

16.7

14

19.29

NBP

17.9

21.5

-16.74

KSQ

3.3

2.9

13.79

VC9

9

10.8

-16.67

TVC

8.1

7.3

10.96

TXM

4.6

5.5

-16.36

DXS

16.35

14.8

10.47

MCO

4.1

4.9

-16.33

ONE

7.4

6.7

10.45

Nói như vậy để thấy kết quả kinh doanh hàng quý là một yếu tố giúp đánh giá lại mức định giá thị trường cũng như cổ phiếu. Dù mức đắt rẻ mang tính tương đối và chịu ảnh hưởng của tâm lý, nhưng nếu một cổ phiếu đã rớt giá về tận thời điểm 2020 mà lợi nhuận vẫn tăng trưởng đều đặn hàng quý suốt đến tận hôm nay thì đó là các cổ phiếu được định giá rẻ.

Vì vậy đây là thời điểm cho hoạt động sàng lọc cổ phiếu, đánh giá lại triển vọng lợi nhuận cơ bản của doanh nghiệp. Rất hiếm khi thị trường lại có một đợt giảm giá rất sâu ngay trước khi bước vào một kỳ báo cáo tài chính. Dòng tiền đầu cơ có thể lo sợ đáy nọ đáy kia, nhưng dòng tiền dài hạn lại suy nghĩ khác.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị

khớp lệnh

(tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

bán (tỉ đồng)

13.6.2022

19,901.5

1,051.9

1,266.6

14.6.2022

14,492.2

1,401.0

1,053.6

15.6.2022

16,196.1

1,036.4

1,269.6

16.6.2022

15,236.1

1,516.3

801.0

17.6.2022

17,272.0

1,951.2

1,596.2

20.6.2022

15,535.9

1,183.5

1,799.2

21.6.2022

15,061.8

1,589.7

1,204.5

22.6.2022

13,194.5

968.4

943.0

23.6.2022

9,658.0

937.9

584.2

24.6.2022

9,529.7

753.8

830.5