Nỗ lực để giữ chân các “ông lớn”

Trung Quốc đang tìm mọi cách để giữ chân các công ty đa quốc gia như Apple và nhà cung cấp Foxconn trong nước. Những nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài này diễn ra khi đại dịch và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy các công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ khỏi Trung Quốc.

Lần đầu tiên sau 25 năm, Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Trung Quốc nhận thấy rằng, chưa đến một nửa số người được hỏi trong cuộc khảo sát hàng năm xếp hạng Trung Quốc là ba ưu tiên đầu tư hàng đầu. Cuộc khảo sát cho thấy số lượng các công ty đang xem xét hoặc bắt đầu di dời sản xuất và tìm nguồn cung ứng bên ngoài Trung Quốc đã tăng 10 điểm phần trăm so với một năm trước.

Sau khi tâm lý sụt giảm như vậy, Trung Quốc đang nỗ lực để giữ cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và hỗ trợ tăng trưởng trong nước. Ngày 2/3, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết sẽ khởi động các sự kiện cho “Năm đầu tư vào Trung Quốc” lần đầu tiên được tổ chức.

Một nhà máy của Foxconn ở thành phố Trịnh Châu, Trung Quốc.
Một nhà máy của Foxconn ở thành phố Trịnh Châu, Trung Quốc.

Trong một dấu hiệu cho thấy chính quyền địa phương đang cố gắng thu hút đầu tư từ nước ngoài như thế nào, các quan chức hàng đầu từ tỉnh Hà Nam ở miền trung Trung Quốc đã đích thân chào đón Chủ tịch Foxconn Young Liu vào tuần trước trong chuyến thăm nhà máy của công ty ông ở đó.

Đối với một số địa phương của Trung Quốc như Hà Nam, việc giữ hoặc tăng cường đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài là cứu cánh. Dữ liệu chính thức cho thấy vào năm 2019, nhà máy sản xuất iPhone của Foxconn chiếm 84% xuất khẩu của toàn tỉnh.

Foxconn hiện điều hành cơ sở sản xuất iPhone lớn nhất thế giới tại thủ phủ Trịnh Châu của tỉnh Hà Nam. Các quan chức của cả thành phố Trịnh Châu và tỉnh Hà Nam đã gặp Foxconn - sự tham gia của các quan chức cấp cao như vậy vào cuộc họp với Foxconn cho thấy bất kỳ vấn đề nào được thảo luận đều có thể được thực hiện nhanh hơn.

Đẩy mạnh quảng bá, tiếp thị ngoài Trung Quốc

Trung Quốc rất mong muốn phát huy cách các công ty đa quốc gia khác quan tâm đến các cơ hội kinh doanh tại địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nước này đã mở cửa trở lại.

Kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ

Kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ hơn sau khi các hạn chế do Covid-19 được bãi bỏ. Ngày 1/3/2023, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, chỉ số nhà quản trị mua hàng ngành sản xuất của nước này đã tăng lên 52,6 vào tháng trước, mức cao nhất kể từ tháng 4/2012.

Các nhà kinh tế kỳ vọng chính phủ Trung Quốc sẽ đặt mục tiêu tăng trưởng cho năm nay cao hơn 5%, thậm chí ở mức khoảng 5,5% trở lên. Năm ngoái, kinh tế nước này chỉ tăng 3%, tốc độ chậm thứ hai kể từ những năm 1970.

Giám đốc điều hành cấp cao từ Apple, Pfizer và Mercedes-Benz, là những người muốn đến thăm Trung Quốc để thảo luận về kinh doanH, người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết tại một cuộc họp báo vào tuần trước. Người phát ngôn lưu ý rằng, có hàng chục công ty đa quốc gia thảo luận với bộ về các chuyến thăm cấp cao như vậy.

Mercedes-Benz cũng đã xác nhận rằng, Giám đốc điều hành Ola Kallenius của họ đang lên kế hoạch đến thăm Trung Quốc. Pfizer không có bình luận gì. Apple đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Trong một diễn biến khác, Trung Quốc cũng đang thăm các nhà đầu tư tiềm năng ở nước họ. Sau cuộc họp cấp cao của chính phủ vào tháng 12/2022 nhằm kêu gọi nỗ lực hơn nữa để thu hút vốn nước ngoài, nhiều nhóm công tác của chính phủ đã ra nước ngoài để quảng bá cho Trung Quốc.

Wang Jinxia - Phó Giám đốc của Qianhai - một khu phát triển kinh tế ở Thâm Quyến - đã dẫn đầu một nhóm đến Dubai, Singapore và London vào tháng Hai để thu hút đầu tư. Wang Jinxia mô tả các chuyến thăm là đạt được "kết quả đáng chú ý" – tuy không giải thích chi tiết, nhưng cũng ghi nhận "những thách thức nghiêm trọng" trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.