Ảnh: BBC
Tuy nhiên công ty năng lượng nhà nước của Ukraine là Naftogaz cho biết vẫn sẽ tiếp tục vận chuyển nguồn cung cấp khí đốt từ Nga đến với các khách hàng khác tại châu Âu trong thời gian tới.
Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy một năm qua việc phải tạm ngưng dòng chảy khí đốt từ Nga sang Ukraina lại tái diễn do bất đồng giữa 2 bên. Còn theo Bộ trưởng Năng lượng Nga là Alexander Novak thì lại coi đây là một quyết định "không may mắn".
Chính quyền Moscow đã tăng giá bán khí đốt ngay sau khi cựu lãnh đạo thân với điện Kremlin là Viktor Yanukovych bị lật đổ vào tháng 2/2014. Đồng thời đến tháng 6/2014, Nga đã đơn phương cắt đứt nguồn cung cấp năng lượng này tới Ucraina do cuộc xung đột bùng phát giữa quân đội của chính phủ Ucraina và dân quân ủng hộ Nga ở phía đông nước này.
Kể từ thời điểm đó, Liên minh châu Âu đã đứng ra làm trung gian để thương lượng về giá bán khí đốt với Nga thông qua một loạt các thỏa thuận tạm thời và sẽ được gia hạn ba tháng một lần tại Vienna, thủ đô của Áo.
Trong một tuyên bố mới nhất từ Công ty Naftogaz cho biết: “Kể từ khi các thỏa thuận giữa Naftogaz và Gazprom hết hạn vào ngày 30/6 vừa qua và các điều khoản về giao dịch khí đốt tiếp tục giữa Nga và Ukraine đã không thành công trong cuộc hội đàm ba bên tại Vienna ngày hôm đó, thì Naftogaz đã đành phải tạm dừng việc mua khí đốt từ Nga”.
Ukraine hiện tiêu thụ khoảng 50 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, trong đó tự sản xuất được khoảng 20 tỷ mét khối và phần còn lại là phải nhập khẩu. Trung bình một năm ở quốc gia Đông Âu này sẽ có khoảng bốn tháng mùa đông khi nhiệt độ thường xuyên xuống dưới 0 độ C, nên việc sử dụng khí đốt để sưởi ấm là không thể thiếu được và đây vẫn đang là một bài toán đau đầu đối với chính quyền Kiev.
Hai quốc gia cựu thành viên của Liên bang Xô Viết xưa đã từng trải qua nhiều cuộc chiến về giá khí đốt tương tự như năm 2014 vừa qua, với đỉnh điểm là các năm 2006 và mùa đông 2008/2009, khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt tới Ucraina gây nhiều ảnh hưởng và thiệt hại cho quốc gia này./.Quang Minh (Theo BBC)