* Thưa bà, khi phí dịch vụ khám chữa bệnh tăng thì Bệnh viện sử dụng số tiền có được từ tăng phí dịch vụ đó vào việc gì? Thực chất của việc điều chỉnh tăng phí dịch vụ khám chữa bệnh lần này là để phù hợp với thực tế, vì giá khám chữa bệnh cũ đã quá lạc hậu. Việc điều chỉnh giá giúp chúng tôi có thêm kinh phí để duy trì hoạt động của BV, tái đầu tư phục vụ người bệnh. Bà Chu Thị Dự - PGĐ Bệnh viện Thanh Nhàn - Thực tế là trước khi tăng phí dịch vụ khám, chữa bệnh, BV gặp rất nhiều khó khăn. Khi Nghị quyết số 13/2013/NQ-HĐND của HĐND TP.Hà Nội được ban hành, BV đã tiến hành cải tạo khu vực khám bệnh để bệnh nhân có được nơi khám bệnh thoải mái, từ đó nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại BV. Sở dĩ chúng tôi tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất trước tiên ở Khoa khám bệnh vì đây là điểm “nóng” nhất của chúng tôi. Tất cả phiền phức, phàn nàn của bệnh nhân như: chờ đợi lâu, việc bố trí các phòng chưa khoa học khiến bệnh nhân mất thời gian đi lại... sẽ được giải tỏa. * Bà có thể nói cụ thể hơn về việc nâng cấp Khoa khám chữa bệnh như thế nào? - Về trang thiết bị, chúng tôi đã tiến hành lắp đặt máy lấy số tự động. Khi bệnh nhân đến khám bệnh sẽ tự nhấn nút để lấy số. Bệnh nhân được hướng dẫn đến khám từng khoa, phòng nào. Từng phòng khám có bảng nhận số, máy sẽ đọc số tự động để bệnh nhân biết. Vì thế việc khám bệnh diễn ra trật tự, không như trước đây bệnh nhân không biết khi nào đến lượt mình, khiến tình trạng lộn xộn, gây tranh cãi giữa các bệnh nhân với nhau. Theo quy định của BV, những bệnh nhân cấp cứu được y tá hỗ trợ đưa đi xét nghiệm. Do đó, nhiều bệnh nhân khác nghĩ rằng bác sĩ đưa người nhà xen ngang, xảy ra hiểu lầm và khiếu kiện. Việc lấy số tự động vừa tạo sự thuận lợi cho người bệnh, vừa tránh được tiêu cực, khiếu kiện. Bệnh viện cũng tiến hành cải tạo một số phòng ban, như phòng thanh toán viện phí được bố trí cùng một nơi (trước đây là hai nơi khác nhau) để người bệnh đỡ phải đi lại nhiều. Các phòng xét nghiệm cũng bố trí liên hoàn xung quanh khu khám bệnh, phát thuốc để người bệnh tiện lợi. BV cũng bố trí một tổ tiếp đón mặc trang phục bệnh viện đứng ở các vị trí bệnh nhân hay qua lại để chỉ dẫn. Có thể nói, với việc đầu tư về cơ sở vật chất, con người như đã nói ở trên, chất lượng khám bệnh tại BV chúng tôi đã được nâng lên rõ dệt. * Đối với khu vực điều trị nội trú. BV đã có kế hoạch cụ thể gì trong việc nâng cấp cơ sở vật chất chưa? Anh Nguyễn Văn Hải (Đội Cấn - Hà Nội): “Tôi được biết là giá các dịch vụ y tế bắt đầu tăng từ 1/8. Tăng dịch vụ thì đồng nghĩa với việc số tiền khám chữa bệnh bỏ ra phải cao rồi. Nhưng tôi cũng băn khoăn không biết là tăng viện phí như vậy thì dịch vụ, chất lượng khám chữa bệnh có tăng lên hay không thôi. Tôi thấy hiện nay đi khám thì phải xếp hàng quá lâu, còn nằm viện thì số lượng bệnh nhân lại quá tải, không đủ giường nằm, nên tôi hầu như là đi khám xong lại về nhà, bao giờ bác sỹ hẹn đến khám lại thì khám, chứ nằm điều trị ở bệnh viện lấy đâu chỗ mà nằm, có khi lại phải nằm 1 giường mà đến 2 người, rất chật chội…”. Tố Uyên - Vân Anh (ghi) - Tại các phòng bệnh, chúng tôi treo bảng niêm yết giá theo quy định mới để bệnh nhân và người nhà biết. Hiện tại, các phòng điều trị nội trú chưa có tủ đầu giường. Do đó, tới đây BV cũng sẽ tiến hành trích 15% từ phí chữa bệnh theo quy định để đầu tư, mua sắm tủ đầu giường theo đúng quy chuẩn của ngành y tế. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ mua sắm trang phục cho người bệnh, vì người bệnh đang mặc trang phục quá cũ. * Từ khi tăng phí dịch vụ khám, chữa bệnh đến nay, những bệnh nhân khám có thẻ bảo hiểm y tế có tăng hay không? BV có nhận được phản hồi từ phía bệnh nhân không? - Việc bệnh nhân tăng hay giảm không phụ thuộc vào tăng giá, mà phụ thuộc vào biến động bệnh tật. Hơn nữa, nguồn bệnh nhân đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm tại BV là cố định, được phân bổ từ trước. Do đó không ảnh hưởng đến lưu lượng bệnh nhân đến khám. Tuy nhiên, bệnh nhân là người không có thẻ bảo hiểm y tế đi kiểm tra sức khỏe định kỳ thì có giảm. Chúng tôi cũng chưa nhận được phản hồi nào từ phía bệnh nhân hoặc người nhà của họ về việc tăng phí dịch vụ khám chữa bệnh. * Xin cảm ơn bà. Giá dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện của Hà Nội đượ điều chỉnh từ 1/8 như sau: - Giá khám bệnh, kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện loại 1 được điều chỉnh từ 25.000 đồng lên 100.000 đồng (đối với danh mục khám, cấp giấy chứng thương, giám định y khoa). - Giá khám sức khỏe toàn diện lao động, lái xe, khám sức khỏe định kỳ) tăng từ 37.000 đồng lên 100.000 đồng/lượt. - Giá một ngày giường bệnh đối với điều trị hồi sức tích cực là 300.000 đồng/ngày. - Giá một ngày giường bệnh hồi sức cấp cứu là 113.000 đồng (bệnh viện hạng 1) và 75.000 đồng (bệnh viện hạng 2). Các mức giá trên chưa bao gồm chi phí sử dụng máy thở. - Giá giường bệnh nội khoa, ngoại khoa cũng tăng mạnh, lên mức cao nhất là 108.000 đồng/ngày (đối với các giá giường bệnh ngoại khoa bỏng, trường hợp sau phẫu thuật đặc biệt như bỏng độ 3-4 trên 70% diện tích cơ thể, chưa tính máy điều hòa). Với trường hợp nằm ghép 2 người/giường thì chỉ thu tối đa 50%, nằm ghép 3 người/giường trở lên thì thu tối đa 30%/người. - Các chi phí chụp chiếu, xét nghiệm, siêu âm cũng tăng lên mốc mới: Chụp CT-Scanner (không thuốc cản quang) giá 500.000 đồng/lần và 870.000 đồng/lần nếu có thuốc cản quang, nội soi ổ bụng giá 460.000 đồng/lần.

Nhật Minh (thực hiện)