Các quỹ đầu tư quốc gia Vùng Vịnh đua nhau rút tiền do giá dầu tụt mạnh

Quỹ đầu tư danh tiếng BlackRock của Mỹ có hàng chục chi nhánh toàn cầu, trong đó Dubai là một trong những chi nhánh lớn nhất.- Ảnh: CNBC

Theo số liệu của Công ty dữ liệu eVestment, các quỹ này đã rút ít nhất 19 tỷ USD trong quý 3, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của các công ty quản lý đầu tư, cũng như làm dấy lên lo ngại về làn sóng rút tiền sẽ tiếp tục dâng cao.

Con số thực tế có thể cao hơn rất nhiều vì nhiều quỹ đầu tư như quỹ BlackRock - quỹ đầu tư lớn nhất thế giới, không công bố những số liệu giao dịch của họ với các quỹ đầu tư quốc gia. Morgan Standly đưa ra ước tính rằng các quỹ đầu tư chính phủ đã rút 31 tỷ USD khỏi BlackRock trong quý 2 và quý 3. BlackRock từ chối đưa ra lời bình luận.

Chính phủ của các nước có nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu dầu đã buộc phải dựa vào các quỹ đầu tư của mình để chống chọi lại với việc giá dầu lao dốc hơn một nửa, kể từ giữa năm 2014 xuống mức hiện tại 43 USD/thùng.

Aberdeen Asset Management, Northern Trust, Franklin Resources and Old Mutual Asset Management đều thừa nhận rằng họ đang đối mặt với làn sóng rút tiền của các quỹ quốc gia trong năm nay.

Martin Gilbert, Giám đốc điều hành của Aberdeen - quỹ niêm yết lớn thứ 3 ở Châu Âu, cho rằng nếu giá dầu vẫn tiếp tục duy trì ở mức thấp, các quỹ quốc gia sẽ tiếp tục rút tiền khỏi quỹ quản lý tài sản.

Bốn trong số 5 quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất trên thế giới là của các quốc gia giàu dầu mỏ.

Quỹ Saudi Arabian Monetary Agency - quỹ quốc gia lớn thứ 4 trên thế giới với tài sản 672 tỷ USD, đã rút 70 tỷ USD khỏi các quỹ bên ngoài trong năm nay để hỗ trợ nền kinh tế.

Nếu tốc độ của làn sóng rút tiền này vấn tiếp tục duy trì, lợi nhuận trên cổ phiếu của các quỹ quản lý tài sản niêm yết ước tính sẽ sụt giảm 4,1%, theo Morgan Stanley./.

Mai Linh (Theo Financial Times)