Cổ phiếu DRH rơi giá sau đợt cao trào

Cổ phiếu DRH của DRH Holdings từng có giai đoạn đi lên khá ấn tượng, nhưng đáng tiếc là niềm cảm hứng này không duy trì được lâu và giá cổ phiếu DRH đang đối diện với giai đoạn suy thoái trên sàn chứng khoán.

Thời kỳ hoàng kim của giá cổ phiếu DRH diễn ra trong khoảng từ tháng 8/2021 đến hết năm 2021. Sau một giai đoạn dài “bình ổn” ở mặt bằng giá chỉ khoảng trên dưới mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu này bất ngờ bùng nổ từ giữa tháng 8/2021, tăng tốc liên tục trong giai đoạn kéo dài hơn 4 tháng liền và đạt đỉnh tới hơn 33.000 đồng/cổ phiếu vào đầu tháng 1/2022.

Câu chuyện tăng vốn nóng của DRH Holdings và áp lực của “người cầm tiền”
Câu chuyện tăng vốn nóng của DRH Holdings và áp lực của “người cầm tiền”. Ảnh: T.L
Nợ cao, HAG vẫn bảo lãnh cho công ty khác vay ngân hàng Apax Holdings (IBC): Phía sau hiện tượng chuyển lỗ thành lãi và ẩn số tương lai Tỷ lệ nợ cao, Hà Đô vẫn tiếp tục đi vay

Với tỷ suất lợi nhuận nhờ chênh lệch giá cổ phiếu tới gấp hơn 3 lần trong hơn 4 tháng cuối năm 2021, DHR đương nhiên là một trong những cổ phiếu tạo nên nhiều sự hưng phấn nhất cho các nhà đầu tư, đặc biệt với những nhà đầu tư nắm giữ đúng thời điểm cổ phiếu này thăng hoa giai đoạn cuối năm 2021.

Tuy nhiên, sự hưng phấn của DHR đã lịm dần kể từ đầu năm 2021 đến nay, khi thi giá cổ phiếu liên tục đi xuống và hiện chỉ còn quanh mốc quanh mốc khoảng hơn 18.000 đồng/cổ phiếu. Mặc bằng hiện tại dù vẫn còn cao hơn so với nửa năm trước, nhưng bối cảnh hiện tại cho thấy cơ hội để DHR trở thành “cỗ máy in tiền” như thời kỳ cuối 2021 đã lùi xa.

Nhìn lại các số liệu về diễn biến kinh doanh của DRH Holdings thì sự tuột dốc của cổ phiếu DHR cũng hoàn toàn có những cơ sở bởi công ty vừa trải qua một năm kinh doanh sụt giảm mạnh cả về doanh thu và lợi nhuận.

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt hơn 48 tỷ đồng, giảm mạnh hơn 38% so với năm 2020.

Trong năm 2021, công ty chịu sự gia tăng mạnh của chi phí tài chính, đặc biệt là chi phí lãi vay. Theo đó, chi phí tài chính ghi nhận 54,3 tỷ đồng, tăng 123% so với năm trước; chi phí lãi vay là 50 tỷ đồng, tăng 145% so với 2020.

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của DRH Holdings đạt 14 tỷ đồng, giảm mạnh 73% so với lợi nhuận năm 2020. Năm 2021, DRH Holdings ghi nhận dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 35,5 tỷ đồng, trước đó năm 2020 cũng âm 125 tỷ đồng.

Áp lực của người cầm tiền

Trong bối cảnh kinh doanh sụt giảm, việc doanh nghiệp thực hiện các đợt phát hành đặt ra những yêu cầu kèm theo của cổ đông đối với doanh nghiệp về hiệu quả sử dụng vốn sau phát hành.

Hiện tại, DRH Holdings đang triển khai đợt phát hành tăng vốn khá quy mô, với giá trị vốn điều lệ sau phát hành dự kiến sẽ tăng gấp đôi so với hiện tại. Theo kế hoạch, thời gian đăng ký đặt mua và nộp tiền sẽ kéo dài đến ngày 14/4/2022.

Tại đợt phát hành này, DRH Holdings sẽ phát hành hơn 60 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1, giá chào bán là 12.000 đồng/cổ phiếu. Vốn điều lệ của DRH dự kiến tăng từ khoảng 610 tỷ đồng lên khoảng 1.213 tỷ đồng. Như vậy nếu đợt phát hành diễn ra đúng như kế hoạch, DRH có thể thu về gần 724 tỷ đồng.

Doanh nghiệp dự kiến sử dụng 500 tỷ đồng góp vốn vào Công ty cổ phần Kinh doanh và phát triển bất động sản Đông Sài Gòn, sử dụng 200 tỷ đồng để tăng tỷ lệ sở hữu tại Công ty cổ phần Khoáng sản và xây dựng Bình Dương. Số tiền còn lại cho bổ sung vốn lưu động.

Tham vọng lớn là vậy, tuy nhiên, áp lực đối với “người cầm tiền” sau mỗi đợt phát hành huy động vốn cũng sẽ là không nhỏ với các doanh nghiệp. Riêng với DRH Holdings, lợi nhuận của công ty này trong năm 2021 sụt giảm khiến cho lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) cũng giảm về mức khá khiêm tốn chỉ 208 đồng/mỗi cổ phiếu, so với 717 đồng/mỗi cổ phiếu năm ngoái.

Sự sụt giảm của chỉ số EPS của DRH trong năm 2021 diễn ra trong bối cảnh quy mô vốn điều lệ của công ty không biến động trong năm, cụ thể đầu năm cuối năm vẫn là 610 tỷ đồng. Tuy nhiên, vốn điều lệ năm 2022 nếu tăng gấp đôi theo kế hoạch phát hành mà doanh nghiệp đang thực hiện, thì sức ép “tăng tốc” lợi nhuận đối với doanh nghiệp sẽ rất lớn để duy trì được chỉ số EPS tốt.

Cụ thể, sau khi tăng vốn gấp đôi, DRH Holdings cũng phải tăng lợi nhuận năm 2022 tương ứng gấp đôi về giá trị tuyệt đối mới giữ được chỉ số EPS bằng với năm 2021. Trong khi đó, doanh nghiệp nếu muốn đưa EPS về 717 đồng/cổ phiếu như thời kỳ năm 2020 thì lợi nhuận sau thuế năm 2022 phải đạt khoảng 102 tỷ đồng, tức phải gấp khoảng 7,3 lần so với lợi nhuận thực tế doanh nghiệp đạt được trong năm 2021.

Trong mục tiêu kinh doanh các năm tới, DRH Holdings cũng đã đặt ra các mục tiêu khá tham vọng với lợi nhuận trước thuế 212 tỷ đồng năm 2022 và tới năm 2025 thậm chí cán mốc tới 504 tỷ đồng. Tuy nhiên, mục tiêu và khả năng thực tế để thực thi các sẽ cần có sự trả lời của thời gian.

Kế hoạch tăng trưởng quy mô của DRH Holdings đến năm 2025 (Đơn vị: tỷ đồng)

Năm

2022

2023

2024

2025

Tổng tài sản

4.177

4.701

5.662

6.466

Vốn chủ sở hữu

1.851

2.175

2.636

3.140