Thiên tai kéo giảm GDP của Việt Nam từ 1-1,5% Ngành Tài chính đẩy mạnh tuyên truyền Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2025 |
Để chủ động trong công tác hộ đê, phòng, chống lụt bão, ứng phó với các diễn biến bất thường của thời tiết, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tổng kết, đánh giá công tác bảo đảm an toàn công trình đê điều, thủy lợi trên địa bàn (nhất là công tác ứng phó với bão Yagi và mưa lũ sau bão); kiện toàn, phân công cụ thể trách nhiệm của các cơ quan quản lý chuyên ngành, chính quyền địa phương các cấp và các lực lượng trên địa bàn theo phương châm “rõ người, rõ việc”.
Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá kỹ hiện trạng hệ thống công trình đê điều, thủy lợi nhằm phát hiện những hư hỏng, các yếu tố bất lợi có nguy cơ đe dọa an toàn công trình; chủ động xây dựng, phê duyệt và triển khai phương án đảm bảo an toàn công trình theo phương châm “4 tại chỗ”; hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ với lực lượng quân đội đóng trên địa bàn để chuẩn bị hộ đê, bảo vệ công trình theo phương án được duyệt;
Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu tăng cường công tác thông tin, truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai, thủy lợi nhằm nâng cao nhận thức của người dân, hiệu quả quản lý, khai thác, bảo đảm an toàn công trình… |
Căn cứ phương án được duyệt, chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại vật tư dự trữ cho từng tuyến đê, công trình thủy lợi; ngoài vật tư dự trữ của nhà nước hiện có trên địa bàn, cần có kế hoạch huy động vật tư trong nhân dân, kể cả vật tư, thiết bị của các doanh nghiệp, cơ quan đóng trên địa bàn để sử dụng trong trường hợp xảy ra sự cố;
![]() |
Nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ đê điều trong phòng chống thiên tai. Ảnh; minh họa |
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các lực lượng tham gia hộ đê, ứng phó khẩn cấp sự cố công trình; rà soát, đánh giá quy trình vận hành của các cống dưới đê, nhất là đối với cống dưới đê của các trạm bơm tiêu để điều chỉnh, bổ sung phù hợp, đảm bảo an toàn chống lũ; tu bổ, nâng cấp, sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng công trình trước mùa mưa, lũ…
Đồng thời, các địa phương tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, nhất là tình trạng vi phạm tập kết vật liệu quy mô lớn, xây dựng công trình trái phép trên bãi sông, đổ phế thải lấn chiếm bãi sông, lòng sông gây cản trở thoát lũ; xử lý dứt điểm hành vi lấn chiếm mặt, mái đê, hành lang bảo vệ đê gây ảnh hưởng đến an toàn đê và khả năng thoát lũ, lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đê điều, thủy lợi.
Cùng với đó, tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn; nâng cao chất lượng các công nghệ trong dự báo, cảnh báo sớm nhằm đảm bảo sự chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo ứng phó thiên tai. Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt và tổng hợp, báo cáo kịp thời khi xảy ra sự cố đê điều, công trình thủy lợi về Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Ngày 13/5, tại Hà Nam, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản tổ chức Hội thảo Đối thoại hợp tác quản lý thiên tai Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 13 với chủ đề "Chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ cho các biện pháp ứng phó với sạt lở đất, lũ quét". Tại hội thảo, nhiều tham luận của các chuyên gia đã được trình bày về tình trạng lũ quét, sạt lở đất tại nước ta và các giải pháp trong thời gian tới. Được biết, do biến đổi khí hậu, thiên tai ở nước ta đang ngày càng cực đoan hơn, với tần suất cao hơn và tác động khốc liệt hơn. Với địa hình 70% là đồi, núi, cùng với tác động cực đoan của mưa, bão làm cho sạt lở đất, lũ quét ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến tính mạng, tài sản và sinh kế của người dân. Đặc biệt, thiệt hại nặng nề do lũ lớn, sạt lở đất và lũ quét do cơn bão số 3 gây ra vào tháng 9/2024 tại 26 tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ. Hậu quả là 345 người chết và mất tích, gần 2.000 người bị thương, gần 400.000 nhà bị hư hỏng, ngập nước, hàng trăm nghìn ha cây trồng và diện tích thủy sản bị hư hại. Chính vì vậy, việc đầu tư nguồn lực cũng như nâng cao nhận thức của người dân trong việc phòng ngừa, ứng phó với loại hình thiên tai này đang là một trong những ưu tiên của Chính phủ Việt Nam. |