tiền

Việc kiểm soát bội chi của các địa phương, nhằm đảm bảo an toàn nợ công. Ảnh: TL.

Theo đó, căn cứ hạn mức dư nợ công, khả năng vay vốn trong nước, bố trí nguồn trả nợ, địa phương đề xuất tổng nhu cầu vay trong năm 2022, bao gồm nhu cầu vay bù đắp bội chi ngân sách cấp tỉnh (nếu có) và vay để trả nợ gốc.

Trong đó ưu tiên các khoản vay từ nguồn vay ngoài nước đã được ký kết và có kế hoạch giải ngân trong năm 2022. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính tổng hợp, dự kiến mức bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) nói chung, trong đó có mức bội chi của ngân sách trung ương (NSTW) và bội chi của ngân sách địa phương (NSĐP), mức bội chi của từng địa phương (nếu có), để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trên cơ sở mức dư nợ của NSĐP ước đến ngày 31/12/2021, nhu cầu vay vốn cho đầu tư phát triển năm 2022 và khả năng trả nợ trong trung hạn của NSĐP, các địa phương phải đánh giá đầy đủ tác động của nợ NSĐP trước khi đề xuất các khoản vay mới, đảm bảo mức dư nợ vay của địa phương không vượt quá mức dư nợ tối đa theo chế độ quy định.

Trường hợp hạn mức dư nợ của NSĐP ước đến ngày 31/12/2021 vượt mức chế độ quy định, thì trong dự toán ngân sách 2022 địa phương phải dành một phần nguồn thu NSĐP được hưởng theo phân cấp (bội thu NSĐP), thu kết dư ngân sách năm trước để bố trí tăng chi trả nợ gốc, bảo đảm mức dư nợ không vượt quá giới hạn dư nợ của địa phương theo quy định./.

Minh Anh