Lạc quan thận trọng

Sau 3 phiên kiểm định đáy tháng 5, thị trường chủ yếu đi lên trong 7 phiên gần nhất. Về kỹ thuật đó là tín hiệu tích cực thể hiện cơ hội tạo 2 đáy và phục hồi. Tuy vậy do nhịp đi lên này trùng với thời điểm kết thúc quý 2, là thời gian mà các quỹ đầu tư thường chốt giá trị danh mục bán niên và dễ có tác động làm đẹp. Điều này tạo nghi ngờ là không tránh khỏi.

Một tín hiệu mà nhà đầu tư thường đánh giá về sự nghi ngờ, là thanh khoản hàng ngày thấp. Thực vậy, logic ở đây là nếu thị trường đã tạo hai đáy, nhà đầu tư tin tưởng điều đó, tại sao không đổ tiền vào mua? Thanh khoản khớp lệnh tuần qua giảm gần 7% trên hai sàn, đạt trung bình 11.820 tỷ đồng/phiên. Nhìn theo khung thời gian tuần, tuần qua có thanh khoản kém nhất kể từ trung tuần tháng 12/2020.

Tâm lý nghi ngờ xen lẫn lạc quan chủ yếu thể hiện ở các nhà đầu tư ngắn hạn vì quan sát thường xuyên các tín hiệu phân tích kỹ thuật. Trong tình huống hiện tại, VN-Index có thể tạo 2 đáy phục hồi, nhưng cũng vẫn còn rủi ro giảm thêm một nhịp phá đáy tháng 5 để tìm xuống các mức hỗ trợ thấp hơn. Vì không chắc rủi ro/cơ hội đến đâu nên một nhà đầu tư thận trọng thường chỉ đứng ngoài quan sát hoặc giao dịch rất nhỏ theo hướng thăm dò, lướt sóng.

Dòng tiền còn thận trọng, thị trường cần thêm thời gian tích lũy
Chỉ số VN-Index tăng trong gần 2 tuần qua có thể là hiệu ứng của đợt chốt NAV tháng 6/2022.

Hai phiên biến động mạnh cuối tuần qua khiến VN-Index có lúc giảm gần 50 điểm cũng là một dạng hiệu ứng của quan điểm giao dịch ngắn hạn. Nhà đầu tư bắt đáy ăn theo nhịp kéo lên chốt NAV sẽ xả hàng vào ngày cuối tháng. Trong điều kiện dòng tiền kém, chứng khoán thế giới lao dốc mạnh, áp lực bán ngắn hạn đã tạo dao động rất mạnh.

Thống kê tuần qua với rổ cổ phiếu VNAllshares sàn HoSE, có 162/288 cổ phiếu tăng giá, 118/288 cổ phiếu giảm giá. Với tỷ lệ trên 56% cổ phiếu vẫn tăng, khoảng 41% cổ phiếu giảm, nghĩa là dù biến động mạnh nhưng cơ hội tăng giá trong tuần vẫn chiếm ưu thế. Đây là tín hiệu quan trọng hơn việc VN-Index quay lại kiểm định vùng đáy 1150-1156 điểm lần thứ 3 trong vòng 2 tháng.

Dòng tiền khó trở lại thời hoàng kim

Sự trái ngược lớn có thể nhìn thấy là số tài khoản chứng khoán mở mới liên tục phá kỷ lục mỗi tháng nhưng điều đó không đồng nghĩa với dòng tiền mạnh lên thêm. Nếu so sánh theo tuần giữa giai đoạn hiện tại giao dịch chỉ tầm 11-12 ngàn tỷ đồng một phiên trên 2 sàn, với mức 35-40 ngàn tỷ/phiên thời kỳ đỉnh cao, rõ ràng dòng tiền đang sụt giảm nghiêm trọng. Điều này vừa có yếu tố mang tính thời điểm, vừa có sự thay đổi về cơ bản của thị trường.

Dòng tiền còn thận trọng, thị trường cần thêm thời gian tích lũy
Từ đầu năm 2022 đến nay, nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ thể hiện qua chỉ số VNSmallcap giảm sâu nhất.

Trong ngắn hạn, như mới nói ở trên, nhà đầu tư không chắc chắn về xu hướng, cảm nhận rủi ro còn cao thì ít giao dịch, do đó thanh khoản hàng ngày giảm. Thực ra mức giao dịch thấp đột biến cũng chỉ mới xuất hiện vài tuần gần đây. Hồi tháng 5/2022 giao dịch hàng tuần cũng trung bình 15-16 ngàn tỷ đồng/ngày. Việc co dãn thanh khoản theo tâm lý từng thời điểm là hoàn toàn bình thường và cũng là một tín hiệu kỹ thuật được theo dõi.

Điểm cần quan tâm hơn là sự dịch chuyển dòng tiền trên các kênh đầu tư khác nhau, mà chứng khoán chỉ là một. Giai đoạn bùng nổ thanh khoản có hai đặc điểm chưa bao giờ có trong lịch sử thị trường: Thứ nhất là dịch bệnh Covid-19 khiến các kênh đầu tư khác rất khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Thứ hai là xu hướng tăng quá mạnh của chứng khoán Việt Nam cũng như toàn cầu đã gây chú ý lớn, lôi kéo rất nhiều nhà đầu tư mới. Sự phối hợp của hai yếu tố này khiến chứng khoán trở thành kênh đầu tư độc tôn, thậm chí cả các doanh nghiệp tạm dừng sản xuất cũng bỏ tiền vào chứng khoán.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 1/7

Giá đóng

cửa

ngày 24/6

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 1/7

Giá đóng

cửa

ngày 24/6

Mức

tăng

(%)

BBC

75.5

107.9

-30.03

FLC

5.8

4.63

25.27

ITA

7.32

8.92

-17.94

OGC

12.85

10.45

22.97

MCP

27.65

32.5

-14.92

TGG

6.33

5.25

20.57

PTC

8.9

10.25

-13.17

FTS

38.7

32.5

19.08

LEC

9

10.3

-12.62

CIG

6.45

5.45

18.35

DCM

31.5

36

-12.5

JVC

5.1

4.36

16.97

EMC

19.3

21.9

-11.87

TNC

50.2

43.05

16.61

COM

46.6

52.1

-10.56

SII

16.2

13.9

16.55

TTE

13.3

14.75

-9.83

VOS

18.15

15.6

16.35

NAV

21.7

24.05

-9.77

TDH

5.8

5

16

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 1/7

Giá đóng

cửa

ngày 24/6

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 1/7

Giá đóng

cửa

ngày 24/6

Mức

tăng

(%)

ALT

18.3

26.3

-30.42

SPI

6

4.2

42.86

BBC

75.5

107.9

-30.03

VTL

11.9

9.8

21.43

CET

5.6

6.9

-18.84

TTL

17.5

14.6

19.86

BKC

6.1

7.2

-15.28

TST

8.7

7.4

17.57

VE8

6.7

7.8

-14.1

DNP

24.9

21.3

16.9

TFC

7

8

-12.5

BII

4.4

3.8

15.79

TKC

5.9

6.7

-11.94

API

37

32.5

13.85

VKC

4.5

5.1

-11.76

TXM

5.2

4.6

13.04

LUT

4.1

4.6

-10.87

VTJ

4.5

4

12.5

D11

15.3

17

-10

QBS

3.9

3.48

12.07

Lúc này cả hai yếu tố đó mất dần ảnh hưởng, nên dòng tiền có thể chảy bớt ra khỏi thị trường chứng khoán là điều hiển nhiên. Một bộ phận nhà đầu cơ thua lỗ nặng cũng rút khỏi thị trường, doanh nghiệp lấy tiền về cho hoạt động kinh tế, thậm chí không loại trừ cả trường hợp các doanh nghiệp rút tiền về để thanh toán trái phiếu.

Vì vậy thị trường sẽ khó có sự bùng nổ mạnh mẽ và ấn tượng như giai đoạn 2020-2021. Yếu tố hỗ trợ duy nhất của thị trường lúc này là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vẫn tốt, trong bối cảnh sức ép lạm phát chưa ngấm. Nửa sau của năm 2022 sẽ là giai đoạn đo lường sự phản ứng của thị trường với sức ép lạm phát toàn cầu.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị

khớp lệnh

(tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

bán (tỉ đồng)

20.6.2022

15,535.9

1,183.5

1,799.2

21.6.2022

15,061.8

1,589.7

1,204.5

22.6.2022

13,194.5

968.4

943.0

23.6.2022

9,658.0

937.9

584.2

24.6.2022

9,529.7

753.8

830.5

27.6.2022

10,718.8

969.9

729.1

28.6.2022

13,833.8

1,187.1

1,060.8

29.6.2022

11,423.9

905.1

944.1

30.6.2022

11,319.3

850.1

848.4

1.7.2022

11,802.5

749.3

865.8