Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Thâm hụt cán cân thương mại

Theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 9/2021 ước tính đạt 53,5 tỷ USD, tăng 4,2% so với tháng 9 của năm trước. Tính chung 9 tháng năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 483,17 tỷ USD, tăng 24,4% (so với cùng kỳ năm trước); trong đó xuất khẩu tăng 18,8%, nhập khẩu tăng 30,5%.

Kim ngạch xuất khẩu quý III/2021 ước đạt 83,89 tỷ USD, tăng 5,2%. Kim ngạch nhập khẩu quý III/2021 ước tính đạt 84,55 tỷ USD, tăng 22,6%.

Tính chung 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 240,52 tỷ USD, tăng 18,8%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 242,65 tỷ USD, tăng 30,5%.

Các số liệu trên cho thấy, cán cân thương mại hàng hóa trong quý III/2021 ước tính thâm hụt 660 triệu USD, 9 tháng đầu năm thâm hụt 2,13 tỷ USD. Ngoài thực trạng cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt trong quý III và 9 tháng như trên, cán cân thương mại dịch vụ cũng đang trong trạng thái thâm hụt.

Trong quý III/2021, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đạt 872 triệu USD, giảm 10,8% (so với cùng kỳ năm trước), trong khi kim ngạch nhập khẩu dịch vụ đạt 4,8 tỷ USD, tăng 6,9%. Theo đó, thương mại dịch vụ thâm hụt khoảng hơn 3,9 tỷ USD trong quý III/2021. Lũy kế trong 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 2,66 tỷ USD, giảm 59,6%. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 9 tháng năm nay ước tính đạt 14,35 tỷ USD, tăng 7,2%. Thâm hụt thương mại dịch vụ theo đó rơi vào khoảng gần 11,7 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm.

Cân đo ảnh hưởng tỷ giá

Theo đánh giá của ông Bùi Nguyên Khoa - Phó Trưởng phòng Phân tích nghiên cứu Công ty Chứng khoán BIDV (BSC), xu hướng nhập siêu đang được duy trì bởi 2 nguyên nhân chính.

Diễn biến FDI 9 tháng năm 2021

Ngoài biến động của cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ, vốn đầu tư nước ngoài rót vào Việt Nam cũng sẽ góp phần bổ sung cân đối nguồn ngoại tệ.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng 9/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà nhà đầu tư nước ngoài đạt 22,15 tỷ USD. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 13,28 tỷ USD.

Tính lũy kế đến cuối tháng 8/2021, cả nước có 34.141 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 403,19 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 245,14 tỷ USD, bằng 60,8% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Một là quá trình giãn cách ảnh hưởng chuỗi sản xuất và chi chí logistic tăng cao làm chậm lại tốc độ xuất khẩu hàng hóa. Hai là xu hướng chuyển dịch các chuỗi sản xuất vào Việt Nam đang làm đẩy mạnh tốc độ nhập khẩu các nhóm máy móc thiết bị dụng phụ tùng phục vụ cho sản xuất hàng hóa.

Tình hình nhập siêu có thể không chỉ dừng lại, mà theo dự báo của ông Khoa, xu hướng nhập siêu sẽ tiếp tục duy trì cho đến cuối năm khi hoạt động sản xuất cần thời gian ổn định sau dịch bệnh và xu hướng tiêu dùng của các quốc gia và vùng lãnh thổ lớn như Hoa Kỳ và EU đang hướng về du lịch và ăn uống sau thời gian giãn cách dài. Tuy nhiên, xu hướng nhập siêu dù vậy cũng chưa hẳn có thể gây sức ép lớn lên tỷ giá USD/VND do đồng USD ổn định và có thể suy yếu nhẹ so với các ngoại tệ khác. Lý do là Mỹ hiện vẫn duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ và chính sách tài khóa mở rộng với quy mô lớn cùng với đó là sự phục hồi kinh tế có có độ trễ hơn của các khu vực khác.

Ngoài ra, giới phân tích rằng, cán cân thương mại có thể thâm hụt, nhưng nếu lượng kiều hối nếu vẫn tăng trưởng tốt thì cung cầu ngoại tệ vẫn có thể duy trì ổn định. Ngoài ra, dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện vẫn ở mức tốt cũng là điểm tựa để ổn định tỷ giá.

Ông Khoa cho biết, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tính đến cuối tháng 8 đang nằm ở mốc 105 tỷ USD. Với lượng dự trữ ngoại hối như vậy, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ có đủ sức mạnh để cân bằng tỷ giá nếu có biến động lớn. Mặt khác, việc Ngân hàng Nhà nước chuyển từ hình thức mua ngoại tệ kỳ hạn 6 tháng trở lại hình thức mua giao ngay cũng giúp cho việc điều hành linh hoạt và dễ dàng hơn.

Quan sát diễn biến thực tế tỷ giá USD, chưa có tín hiệu nào cho thấy có sức ép làm tăng tỷ giá, ít nhất cho đến thời điểm hiện tại.

Nhìn lại thời gian trước, tỷ giá VND/USD tại thời điểm giữa tháng 6/2020 theo công bố của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là 23.100/23.310 đồng/1 USD (mua vào/bán ra). Tuy nhiên, tỷ giá VND/USD đến giữa tháng 6/2021 giảm xuống chỉ còn 22.820/23.050 đồng/1 USD. Đến 1/10/2021, tỷ giá mua/bán USD niêm yết trên website của Vietcombank ghi nhận ở mức 22.660/22.860 VND/USD, tương đương tỷ giá bình quân trong tháng 9. Diễn biến này cho thấy từ tháng 6 đến nay, mặc dù cán cân thương mại có xu hướng thâm hụt, nhưng tỷ giá thậm chí vẫn có xu hướng giảm.

Dự báo xu hướng tương lai một vài tháng tới, ông Nguyễn Minh Tuấn - Tổng giám đốc Công ty AFA Capital, bối cảnh kinh tế hiện nay cho thấy, tỷ giá thời gian tới cũng có thể có một chút biến động, nhưng sẽ không lớn. Ngoài ra, với quan điểm ủng hộ xuất khẩu thì việc tỷ giá nếu có tăng ở mức độ vừa phải cũng sẽ thuận lợi cho xuất khẩu thời gian tới.

Nhập siêu chưa hẳn có thể gây sức ép lớn lên tỷ giá USD/VND

Tình hình nhập siêu có thể không chỉ dừng lại, xu hướng nhập siêu sẽ tiếp tục duy trì cho đến cuối năm khi hoạt động sản xuất cần thời gian ổn định sau dịch bệnh và xu hướng tiêu dùng của các quốc gia và vùng lãnh thổ lớn như Hoa Kỳ và EU đang hướng về du lịch và ăn uống sau thời gian giãn cách dài. Tuy nhiên, xu hướng nhập siêu dù vậy cũng chưa hẳn có thể gây sức ép lớn lên tỷ giá USD/VND do đồng USD ổn định và có thể suy yếu nhẹ so với các ngoại tệ khác. Lý do là Mỹ hiện vẫn duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ và chính sách tài khóa mở rộng với quy mô lớn cùng với đó là sự phục hồi kinh tế có có độ trễ hơn của các khu vực khác.

Chí Tín