Các ngân hàng trung ương công bố biện pháp thanh khoản bằng USD để giảm bớt khủng hoảng ngân hàng Điều gì đã xảy ra với hệ thống ngân hàng trong 11 ngày qua? Các ngân hàng vẫn đang dựa vào FED giải quyết khủng hoảng

“Bịt tai” trước những ồn ào

Thị trường chứng khoán Mỹ dường như đã có những tín hiệu tích cực khi các cổ phiếu vẫn tăng giá tốt sau sự sụp đổ của một số ngân hàng.

S&P 500 vừa đạt đỉnh tuần thứ hai liên tiếp và trong khi trái phiếu kho bạc đã giáng một đòn mạnh vào những giao dịch bán khống, thì việc giữ được sự bình tĩnh qua đợt biến động tồi tệ nhất trong bốn thập kỷ sẽ thu được lợi nhuận khá lớn.

“Bịt tai” trước những ồn ào là lời khuyên đầu tư tiêu chuẩn thường được đưa ra. “Hoảng sợ không bao giờ có lợi” - April LaRusse - Trưởng bộ phận chuyên gia đầu tư của Insight Investments cho biết. “Điều thông minh nhất nên làm khi bạn có nhiều điều không chắc chắn là ngồi lại và thu thập thông tin cũng như phân tích và không cố gắng tạo ra những thay đổi lớn” - ông nói.

Khủng hoảng ngân hàng kiểm tra bản lĩnh của nhà đầu tư: Ngồi yên đôi khi lại thu lợi
Một nhà đầu tư đang làm việc trên sàn của Sở giao dịch chứng khoán New York.

Chú ý đến thị trường bây giờ đòi hỏi sự điềm tĩnh “gần như anh hùng”. Trong một vài tuần, chủ đề chi phối thị trường đã chuyển từ kịch bản “không hạ cánh” với việc duy trì tăng trưởng đồng thời các ngân hàng trung ương thúc đẩy chính sách tiền tệ thắt chặt dài hơn, sang mọi thứ, từ hỗn loạn ngân hàng đến suy thoái kinh tế, đến một số chính sách do Cục Dự trữ Liên bang (FED) thúc đẩy phục hồi cổ phiếu công nghệ.

Các thị trường đang báo hiệu FED đã sai khi nói về triển vọng tăng lãi suất tiếp theo.

Các thị trường hoán đổi cho thấy FED có thể đã hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất hiện tại, với khả năng tăng lãi suất 1/4 vào tháng 5 đã giảm xuống chỉ còn 1/3. Thị trường cũng đang định giá ít nhất 3/4 điểm nới lỏng vào cuối năm, bất chấp việc Chủ tịch FED Jerome Powell hôm 22/3 nhấn mạnh rằng các quan chức không lường trước được việc cắt giảm lãi suất.

Gundlach, giám đốc đầu tư của DoubleLine Capital LP nhận thấy FED sẽ sớm cắt giảm lãi suất “đáng kể”, theo các bài đăng trên Twitter. Ông cũng cảnh báo về “tín hiệu báo động đỏ về suy thoái” phát ra từ đường cong lợi suất của Mỹ.

“Có những thập kỷ không có gì xảy ra, và có những tuần như hàng thập kỷ đã diễn ra” - Marko Kolanovic - Giám đốc chiến lược thị trường toàn cầu của JPMorgan Chase & Co., đã cho biết trong một thông báo.

Hiện tại, những người đầu cơ giá lên đang tận hưởng khả năng phục hồi vốn chủ sở hữu, được khuyến khích bởi hy vọng FED sẽ sớm tạm dừng chiến dịch kiềm chế lạm phát tích cực và các cơ quan quản lý bao gồm Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen có thể ngăn chặn bất kỳ sự sụp đổ tài chính nào. S&P 500 đã tăng thêm 1,4% trong 5 ngày, gần như xóa sạch toàn bộ khoản lỗ so với 1 ngày trước khi các ngân hàng khu vực lao dốc hai tuần trước. Nasdaq 100 tăng tuần thứ ba trong bốn tuần, cao hơn khoảng 5% so với mức trước khủng hoảng.

Những người đầu cơ giá xuống nhanh chóng lưu ý: điều tương tự đã xảy ra vào năm 2008, khi sự sụp đổ của Lehman Brothers gây ra sự hỗn loạn cực độ, nhưng các chỉ số chứng khoán vẫn cố gắng duy trì sự ổn định khi kết thúc tuần tiếp theo. Hiện tại, cổ phiếu vẫn ở gần mức thấp nhất so với mức cao nhất của năm ngoái, khi S&P 500 lao dốc 25%, gửi tín hiệu suy thoái rõ ràng - rất nhiều nỗi đau đã được định giá. Nhưng điều đó đúng khi giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng vừa qua cũng bắt đầu như vậy.

Mọi thứ vẫn chưa thực sự kết thúc

Không ai, kể cả các nhà hoạch định chính sách tại FED, có quan điểm chắc chắn về tác động từ cuộc khủng hoảng ngân hàng. Trong khi hầu hết mọi người, kể cả Chủ tịch FED Jerome Powell, đều kỳ vọng cuộc khủng hoảng sẽ góp phần thắt chặt các điều kiện tài chính, thì vẫn chưa có sự đồng thuận nào về phạm vi thiệt hại chính xác. Trong số nhiều nỗ lực để định lượng những tác động của tình trạng hỗn loạn ngân hàng đối với chính sách tiền tệ, các ước tính nằm trong khoảng từ 50 điểm cơ bản đến 150 điểm cơ bản tương đương với việc tăng lãi suất.

Điều này cũng tương tự khi cố gắng đánh giá tác động đối với các chỉ số kinh tế tiêu chuẩn. Tại Citigroup Inc., các nhà chiến lược cho rằng cuộc khủng hoảng ngân hàng đã hạn chế nhu cầu của người tiêu dùng, trên cơ sở dữ liệu của công ty về chi tiêu thẻ tín dụng. Tuy nhiên, các báo cáo riêng biệt từ các ngân hàng JPMorgan và Bank of America Corp. cho thấy điều ngược lại, hoạt động tiêu dùng thẻ vẫn tích cực.

Khủng hoảng ngân hàng kiểm tra bản lĩnh của nhà đầu tư: Ngồi yên đôi khi lại thu lợi
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng nhiệt giữa khủng hoảng ngân hàng.

“FED đã tăng nhiệt độ, nước sôi sùng sục và chúng ta bắt đầu thấy một số con ếch bắt đầu chết” - George Cipolloni - Nhà quản lý danh mục đầu tư của Penn Mutual Asset Management cho biết. Ông nói tiếp: “Miễn là FED giữ nhiệt độ đó ở một mức nhất định, thì sẽ có khả năng xảy ra nhiều vụ đổ vỡ ngân hàng hơn trong chu kỳ này. Và đó là một trong những lý do tại sao Yellen (Bộ trưởng Tài chính Mỹ) và một số người khác đang phản ứng theo cách của họ về bảo lãnh tiền gửi”.

Mặc dù các ý kiến ​​trái chiều là một đặc điểm thường xuyên trong đầu tư, nhưng mức độ khác biệt hiếm khi rộng như vậy. Trên thị trường chứng khoán, khoảng cách giữa mục tiêu cuối năm cao nhất và thấp nhất của S&P 500 là 47%, lớn nhất vào thời điểm này trong hai thập kỷ, dữ liệu do Bloomberg tổng hợp cho thấy.

Xung đột cũng được thể hiện trong thu nhập cố định. Ngay cả khi Powell khẳng định hôm 22/3 rằng, việc cắt giảm lãi suất không phải là “trường hợp cơ bản”, thì các nhà giao dịch trái phiếu vẫn đặt cược rằng ngân hàng trung ương sẽ đảo ngược hướng đi trong năm nay. Tỷ lệ hoán đổi được liên kết với ngày họp chính sách hiện cho thấy, các khoản cắt giảm lãi suất tổng cộng khoảng 1 điểm phần trăm vào cuối năm.

Quan điểm luôn thay đổi về nền kinh tế và FED đã tạo ra một đợt sóng gió gần như chưa từng có đối với trái phiếu chính phủ. Phiên thứ 11 tính đến 23/3, lãi suất trái phiếu kho bạc hai năm đã tăng hơn 10 điểm cơ bản, một đợt dao động dữ dội chưa từng thấy kể từ năm 1981. Trong số các phiên này, bảy phiên tăng và bốn phiên giảm, gây khó khăn cho cả phe mua và phe bán.

Giữa tất cả sự nhầm lẫn và biến động, Nasdaq 100 nổi lên là một trong những tài sản hoạt động tốt nhất trong năm nay, nhờ sự thống trị của cổ phiếu của các doanh nghiệp công nghệ giàu tiền mặt. Trong khi chỉ số này tăng gần 17%, thì việc đạt được mức đó đã khiến bạn rất lo lắng. Chọn thời điểm sai có thể bị trừng phạt: bỏ lỡ 5 ngày tốt nhất sẽ khiến các nhà đầu tư chỉ kiếm được 1%.

Còn theo Que Nguyen, Giám đốc đầu tư chiến lược cổ phiếu của Research Affiliates, các nhà đầu tư nên chuẩn bị tốt hơn cho con đường gập ghềnh phía trước.

“Hầu hết khi bạn gặp vấn đề về nợ hoặc thanh khoản, nó sẽ không biến mất trong hai tuần” - Que Nguyen nói. “Thị trường ổn định khi mọi thứ kết thúc. Vì vậy, tình trạng biến động lớn như hiện nay cho thấy, mọi thứ vẫn chưa thực sự kết thúc”./.