Các khoản cứu trợ sẽ được chi vào ngày 19/10 tới đây, gồm: Haiti sẽ nhận được 23,4 triệu USD (20,4 triệu USD cho bão nhiệt đới và 3 triệu USD do mưa lớn). Đây là khoản chi trả lớn nhất cho đến nay của CCRIF.

Barbados - một đảo quốc độc lập ở phía tây của Đại Tây Dương, phía đông của biển Caribe sẽ nhận được 1,7 triệu USD (975.000 USD cho bão nhiệt đới và 753.277 USD do mưa lớn).

Saint Lucia - là một đảo quốc nằm trong lòng Đại Tây Dương, phía đông vùng biển Caribe sẽ nhận được 3,8 triệu USD do mưa lớn.

St Vincent & Grenadines- là một đảo quốc thuộc chuỗi đảo Tiểu Antilles trong lòng biển Caribe sẽ nhận được 285.349 USD do mưa lớn.

Kể từ khi thành lập CCRIF năm 2007, quỹ có tổng cộng 21 khoản chi trả cho 10 nước thành viên với tổng trị giá gần 68 triệu USD, tất cả được thực hiện trong vòng 14 ngày kể từ ngày thiên tai xảy ra.

Bà Yves Bastien, Bộ trưởng Bộ Tài chính Haiti cho biết: “Việc chi trả một cách khẩn trương có tầm quan trọng hơn cả, chúng tôi nỗ lực để mang những khoản cứu trợ đến những vùng khác nhau”.

"Các nước thành viên chủ động tham gia bảo hiểm thảm họa CCRIF - một công cụ chuyển giao rủi ro hiệu quả - như là một chiến lược quản lý rủi ro thiên tai quốc gia bởi họ luôn muốn tìm cách làm cho cộng đồng và nền kinh tế vững vàng hơn trước thiên tai và tình hình biến đổi khí hậu", CCRIF cho biết thêm.

Được biết, bão Matthew gây thiệt hại nặng trong vùng biển Caribe. Trong đó, đa số các nạn nhân là ở Haiti. Sau đó, bão Matthew di chuyển ra Đại Tây Dương nhưng vẫn tiếp tục làm ảnh hưởng đến một số bang của Mỹ, gồm Bắc Carolina và khu vực Đông Nam.

Tính riêng tại Mỹ, bão Matthew quét qua 4 bang của Hoa Kỳ vào cuối tuần qua đã gây những thiệt hại nặng nề về người và tài sản và được coi là cơn bão lớn nhất đổ bộ vào đây trong hơn 1 thập kỷ qua. Dự kiến ngành bảo hiểm Hoa Kỳ sẽ bồi thường thiệt hại lên đến 20 tỷ USD./.

HHBH ( theo insurancejournal.com)