Thanh toán không phụ thuộc vào khả năng chi trả

Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) quy định, tất cả người dân đều có quyền tham gia BHYT và có phạm vi hưởng BHYT như nhau. Tham gia BHYT, mọi người dân đều được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản mà không phụ thuộc vào khả năng chi trả của mình. Trong đó, bao gồm các chi phí: khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con; vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với một số đối tượng và chi phí trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người lao động, học sinh, sinh viên, trẻ em dưới 6 tuổi…

Người bệnh chờ lấy thuốc tại quầy thuốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Ảnh: Luyện Vũ
Người bệnh chờ lấy thuốc tại quầy thuốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Ảnh: Luyện Vũ

Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, cùng với sự gia tăng của số người tham gia BHYT, phạm vi chi trả của Quỹ BHYT đối với điều trị nội trú ngày càng được mở rộng về danh mục thuốc, dịch vụ kỹ thuật, chi phí ngày giường. Cụ thể, danh mục thuốc được Quỹ BHYT thanh toán đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) của người có thẻ BHYT với hơn 1.000 hoạt chất hóa dược, sinh phẩm và hàng trăm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu (chỉ có 187 thuốc hóa dược, sinh phẩm và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu quy định điều kiện, tỷ lệ chi trả). Trong đó, có nhiều thuốc điều trị ung thư, thuốc điều trị bệnh hiếm, thuốc điều trị bệnh máu không đông, thuốc tim mạch đa dạng… người bệnh được chỉ định sử dụng dài ngày, có thuốc dùng suốt đời cho quá trình điều trị bệnh.

Danh mục thuốc bảo hiểm y tế hiện nay đã cơ bản đáp ứng nhu cầu điều trị

Mặc dù các thuốc điều trị cho các bệnh hiểm nghèo đều là các thuốc đắt tiền, có giá lên đến hàng chục triệu đồng cho một liều sử dụng nhưng vẫn được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán. Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, danh mục thuốc bảo hiểm y tế hiện nay đã cơ bản đáp ứng nhu cầu điều trị đối với các bệnh hiểm nghèo.

Mặt khác, đối với các trường hợp tự chọn cơ sở khám chữa bệnh để khám chữa bệnh mà không đi khám chữa bệnh theo đúng tuyến cũng được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả từ 32 - 100% chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Cụ thể, khám chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến Trung ương, Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả 40% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi hưởng và theo mức hưởng bảo hiểm y tế. Tại bệnh viện tuyến tỉnh, quỹ thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi hưởng và theo mức hưởng bảo hiểm y tế. Tại bệnh viện tuyến huyện, Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi hưởng và theo mức hưởng bảo hiểm y tế.

Ngoài các chi phí về thuốc, người tham gia BHYT còn được Quỹ BHYT chi trả các chi phí dịch vụ kỹ thuật (với hơn 9.000 dịch vụ), vật tư y tế (337 loại, mỗi loại có rất nhiều chủng loại theo tên thương mại). Trong đó có các phẫu thuật, thủ thuật cao, chi phí lớn như: Phẫu thuật bằng robot, phẫu thuật thay khớp, thay đãi đệm cột sống, đặt máy tạo nhịp tim... Riêng đối với chi phí ngày giường điều trị nội trú, Quỹ BHYT sẽ thanh toán căn cứ vào hạng bệnh viện và loại giường điều trị đã sử dụng. Mức chi phí bình quân ngày giường điều trị Quỹ BHYT đang thanh toán trung bình một đợt điều trị khoảng 6 ngày, với số tiền giường trung bình một đợt điều trị nội trú khoảng 1,2 - 1,3 triệu/lượt. Đối với các trường hợp phải chăm sóc đặc biệt sẽ được Quỹ BHYT thanh toán lên tới hàng chục triệu đồng/đợt điều trị, thậm chí có trường hợp số tiền giường được thanh toán lên đến hàng trăm triệu đồng.

Trong đó đáng lưu ý, hiện nay, Quỹ BHYT thực hiện chi trả chi phí điều trị cho tất cả các bệnh hiểm nghèo như nhóm bệnh về: tim mạch, ung thư, bệnh hiếm… Đây là các nhóm bệnh sẽ phải điều trị dài ngày hoặc suốt đời, có chi phí điều trị lớn. BHXH Việt Nam cho biết, thời gian qua, nhiều người có thẻ BHYT bị mắc các bệnh hiểm nghèo, bệnh nặng đã được Quỹ BHYT chi trả hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng chi phí KCB BHYT. Nhờ đó, giúp nhiều người bệnh có thêm động lực, niềm tin tiếp tục điều trị bệnh, giúp nhiều gia đình không bị tái nghèo do không phải chi trả các khoản chi phí “khổng lồ” của việc KCB cho người thân.

Khám chữa bệnh trái tuyến vẫn được chi trả từ 32 - 100% chi phí

Khi người tham gia BHYT đi KCB đúng tuyến theo quy định và xuất trình đầy đủ thủ tục KCB BHYT sẽ được Quỹ BHYT thanh toán 100% hoặc 95% hoặc 80% chi phí KCB tùy thuộc vào đối tượng tham gia BHYT. Riêng đối với những bệnh nhân có mức hưởng BHYT 95% hoặc 80%, nếu đã tham gia BHYT liên tục từ 5 năm trở lên, có số tiền cùng chi trả khi đi KCB BHYT đúng tuyến trong năm lớn hơn 6 lần mức lương cơ sở (hiện tương đương 8.940.000 đồng) sẽ được hưởng 100% khi đi KCB BHYT trong phạm vi hưởng và mức hưởng BHYT ở những lần đi KCB đúng tuyến tiếp cho đến hết năm tài chính.

Hà Nội trên 17.000 lượt người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chip

Hà Nội hiện đã có hơn 4,3 triệu thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) đã đồng bộ dữ liệu trong thẻ căn cước công dân (CCCD). Những người đã được đồng bộ dữ liệu có thể dùng thẻ CCCD gắn chip đi khám chữa bệnh (KCB) BHYT.

Theo thống kê, Hà Nội hiện có trên 7,495 triệu người có thẻ BHYT (đạt tỷ lệ 91,89% dân số), trong đó có hơn 4,3 triệu thẻ BHYT đã đồng bộ dữ liệu, tích hợp thông tin thẻ BHYT lên trong thẻ CCCD gắn chip, có thể sử dụng đi KCB BHYT.

Trên địa bàn Hà Nội, trong số 3,402 triệu lượt người KCB BHYT tính đến đầu tháng 6, có 17,308 ngàn lượt người sử dụng thẻ CCCD khi đi KCB BHYT tại 416 cơ sở KCB. Bước đầu, người dân thấy hài lòng và ủng hộ, bởi việc tích hợp thông tin thẻ BHYT lên thẻ CCCD giúp giảm bớt thủ tục hành chính; xác thực thông tin công dân thuận lợi, tiết kiệm thời gian, công sức cho cả người dân và nhân viên y tế; nâng cao hiệu lực quản lý trong lĩnh vực KCB.

Ngoài ra, để tạo điều kiện tốt nhất cho người tham gia BHYT khi đi KCB, Luật BHYT còn quy định chính sách thông tuyến KCB trong một số trường hợp. Theo đó, từ ngày 1/1/2016, người có thẻ BHYT tự đi KCB (nội trú và ngoại trú) không đúng tuyến tại các cơ sở y tế tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh; từ ngày 1/1/2021, người có thẻ BHYT tự đi KCB (đối với các trường hợp điều trị nội trú) không đúng tuyến tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh trên phạm vi toàn quốc được Quỹ BHYT chi trả chi phí theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng (như đúng tuyến).

Riêng đối với người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi KCB không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương và có mức như đi khám chữa bệnh đúng quy định.

Phú Thọ ký quy chế phối hợp thực hiện chính sách bảo hiểm với xã, phường

BHXH tỉnh Phú Thọ vừa tổ chức lễ ký Quy chế phối hợp thực hiện chính sách pháp luật BHXH, BHYT và triển khai Quyết định số 1155/QĐ-BHXH của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành quy chế quản lý hoạt động của tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT.

Theo BHXH tỉnh Phú Thọ, để phấn đấu hoàn thành mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 60-NQ/TU năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, cần có sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở cần có sự phối hợp thường xuyên chặt chẽ với cơ quan chuyên môn nhằm triển khai hiệu quả chính sách an sinh xã hội.

Vì vậy, để triển khai nhiệm vụ thời gian tới, BHXH tỉnh và UBND các phường, xã đã ký kết chương trình phối hợp thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Trong đó tập trung phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền; công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; công tác phát triển người tham gia nhằm đạt chỉ tiêu bao phủ BHXH, BHYT được giao hàng năm.