Hiện có 162 doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán

Hiện nay, việc thẩm định, cấp phép kinh doanh dịch vụ kế toán được thực hiện theo quy định tại Luật Kế toán 2015; Luật Quản lý thuế 2019; Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán và một số thông tư.

Cần khắc phục ngay các tồn tại trong quyết toán ngân sách
Ảnh minh họa.

Về tình hình các doanh nghiệp và cá nhân hành nghề dịch vụ kế toán, theo thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, năm 2017 có 83 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán và 265 kế toán viên hành nghề. Năm 2018 có 91 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán và 299 kế toán viên hành nghề. Năm 2019 có 118 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán và 322 kế toán viên hành nghề.

Đến năm 2020 có 135 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán và 386 kế toán viên hành nghề. Năm 2021 có 151 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán và 418 kế toán viên hành nghề. Năm 2022 có 152 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán và 375 kế toán viên hành nghề. Năm 2023 có 159 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán và 425 kế toán viên hành nghề. Tính đến ngày 29/2/2024, trên cả nước có 162 doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán và 429 kế toán viên hành nghề.

Cả nước có 429 kế toán viên hành nghề

Tính đến ngày 29/2/2024, trên cả nước có 162 doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán và 429 kế toán viên hành nghề.

Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, kế toán viên có thể nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp hồ sơ qua bộ phận một cửa Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính đã hoàn thành việc triển khai, xây dựng, cài đặt hệ thống ứng dụng dịch vụ công của cơ quan Bộ Tài chính trong công tác thẩm định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

Mặc dù vậy, hiện nay, các kế toán viên, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán vẫn nộp qua bộ phận một cửa. Việc tiếp nhận thẩm định hồ sơ được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo thời hạn thời hạn quy định.

Khắc phục những bất cập trong kiểm tra, giám sát

Thời gian qua đã có nhiều quy định chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính, kế toán viên hành nghề và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán. Ngoài chế tài xử lý vi phạm hành chính, đối với một số hành vi vi phạm khác, người hành nghề dịch vụ kế toán và đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán còn có thể bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán, hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán đối với các cá nhân; Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đủ đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán đối với doanh nghiệp...

Sẽ sửa đổi điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
Quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp, kế toán viên hành nghề để nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán.

Theo đó, năm 2022, đã tiến hành xử lý vi phạm hành chính đối với 18 trường hợp qua kiểm tra trực tiếp và 7 trường hợp qua giám sát việc thực hiện các nghĩa vụ thông báo, báo cáo của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán và người hành nghề dịch vụ kế toán. Ngoài ra trong năm 2022 có 3 kế toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán và 1 doanh nghiệp bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán.

Năm 2023, đã tiến hành xử lý vi phạm hành chính đối với 13 trường hợp qua kiểm tra trực tiếp và 16 trường hợp qua giám sát việc thực hiện các nghĩa vụ thông báo, báo cáo của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán và người hành nghề dịch vụ kế toán. Ngoài ra trong năm 2023 có 1 kế toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán và 1 doanh nghiệp bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán.

Theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 thì tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế chỉ được cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ.

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán đều có quy mô nhỏ và vừa, đồng thời đa số khách hàng của các doanh nghiệp dịch vụ kế toán đều là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Vì vậy, quy định nêu trên tại Luật Quản lý thuế 2019 đã tạo ra sự không công bằng về điều kiện kinh doanh giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán và đại lý thuế trong việc kinh doanh dịch vụ kế toán. Từ đó, dẫn đến khó khăn, bất cập trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

Để đảm bảo tính công bằng giữa các doanh nghiệp, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền phương án sửa đổi về điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán trong Luật Kế toán 2015 và Luật Quản lý thuế 2019 để đảm bảo tính nhất quán và hợp lý về điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán và đại lý thuế.

Đồng thời, tăng cường phổ biến để các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nắm rõ các quy định về đăng ký hành nghề để thực hiện cho đúng và khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nộp hồ sơ theo hình thức trực tuyến giảm bớt thời gian và tiết kiệm chi phí.

Cơ quan quản lý tăng cường kiểm tra, giám sát

Năm 2023, đã tiến hành xử lý vi phạm hành chính đối với 13 trường hợp qua kiểm tra trực tiếp và 16 trường hợp qua giám sát việc thực hiện các nghĩa vụ thông báo, báo cáo của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán và người hành nghề dịch vụ kế toán. Ngoài ra trong năm 2023 có 1 kế toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán và 1 doanh nghiệp bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán.