Thị trường bảo hiểm về đích với doanh thu gần 215.000 tỷ đồng

Ảnh minh hoạ

Ông Nguyễn Xuân Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam:

Ngành Bảo hiểm đã kiên cường vượt qua thách thức

Thị trường bảo hiểm về đích với doanh thu gần 215.000 tỷ đồng

Chúng ta đang trải qua những ngày cuối của năm 2021 với đầy biến động, khó khăn và thách thức. Năm 2021, tình hình đại dịch Covid-19 vẫn diễn ra hết sức phức tạp. Trước những khó khăn chung, ngành Bảo hiểm đã kiên cường vượt qua thách thức để có thể đạt được những kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2021, đóng góp vào kết quả chung của nền kinh tế.

Có được những kết quả kể trên là nhờ sự nỗ lực không ngừng của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), của từng lãnh đạo doanh nghiệp (DN), lãnh đạo phòng ban, của từng nhân viên và của từng đại lý bảo hiểm (BH). Bên cạnh đó không thể không kể đến sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cơ quan quản lý Nhà nước (trực tiếp là Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính), sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức…

Tôi hy vọng năm 2022 sẽ là một năm khởi sắc khi trở lại trạng thái “bình thường mới”. Các DNBH cùng nhau đoàn kết, tiếp tục vượt qua khó khăn, thử thách cũng như vận dụng tốt các cơ hội, các nguồn lực sẵn có để có thể đưa thị trường BH tiếp tục phát triển, đạt được những mục tiêu như trong đề án cơ cấu lại thị trường BH của Chính phủ đến năm 2025 và xa hơn là những mục tiêu phát triển thị trường BH đến năm 2030.q

Ông Sang Lee - Tổng giám đốc Manulife Việt Nam:

Lạc quan về tăng trưởng của thị trường bảo hiểm nhân thọ

Thị trường bảo hiểm về đích với doanh thu gần 215.000 tỷ đồng

Bất chấp những thách thức mà Việt Nam hiện đang phải đối mặt, Chính phủ cũng đã hết sức thận trọng trong việc thực hiện các biện pháp đúng đắn và kịp thời để đảm bảo an toàn cho người dân, cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách cân bằng. Việt Nam là một trong những thị trường rất quan trọng đối với Manulife và chúng tôi rất vui mừng khi củng cố được vị trí dẫn đầu tại thị trường này trong năm nay. Thành công này khẳng định phương thức tiếp cận đúng đắn của Manulife trong việc làm cho BH trở nên đơn giản và dễ dàng với người tiêu dùng hơn bao giờ hết.

Chúng tôi rất lạc quan về sự tăng trưởng của thị trường BH nhân thọ tại Việt Nam. Manulife nhìn thấy cơ hội lớn để đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe, tiết kiệm và đầu tư đang ngày càng tăng của người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, đại dịch đã giúp người tiêu dùng ngày càng đánh giá cao lợi ích của BH cũng như tầm quan trọng của việc tiết kiệm cho hưu trí. Tôi tin rằng tương lai của ngành BH nhân thọ sẽ tập trung vào việc tối ưu hoá trải nghiệm khách hàng cũng như chú trọng nhiều hơn vào cả sức khỏe thể chất và tinh thần.

Ông Bùi Xuân Thu - Tổng giám đốc PTI:

Đại dịch Covid-19 đã thay đổi nhận thức của người dân về bảo hiểm

Thị trường bảo hiểm về đích với doanh thu gần 215.000 tỷ đồng

Đại dịch Covid-19 đã gây ra những tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của thị trường BH, đặc biệt là mảng BH phi nhân thọ. Nhiều DN yêu cầu dừng/hủy hợp đồng BH hiện tại và không có chi phí để tái tục hợp đồng BH. Bên cạnh đó, trong thời gian giãn cách xã hội, công tác khai thác BH bị đình trệ, nhiều hoạt động khai thác BH gần như đóng băng.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 cũng có những tác động tích cực cho thị trường như: Thay đổi về nhận thức của người dân về BH, gia tăng nhu cầu mua BH của người dân, đặc biệt là mảng BH sức khỏe. Người dân cũng từng bước quen với các hình thức mua hàng trực tuyến, số hóa.

Khép lại năm 2021, PTI đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Cụ thể, đối với hoạt động kinh doanh: Đó là việc ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại được trong mọi ngõ ngách của hoạt động kinh doanh, quản lý của PTI, nhằm đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Một số thành tựu quan trọng trong lĩnh vực công nghệ của PTI thời gian qua như: ra mắt các sản phẩm mới theo hướng vi mô; áp dụng hệ thống cấp đơn trực tuyến, cấp giấy chứng nhận, hóa đơn điện tử… Đối với cán bộ nhân viên, PTI đã đảm bảo được cuộc sống ổn định cho gần 3.000 cán bộ, nhân viên.

Năm 2022, chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục tập trung phát triển công nghệ, tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 về doanh thu. Với thế mạnh nghiên cứu và phát triển sản phẩm, PTI sẽ đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới được đóng gói theo các nhu cầu khác nhau của khách hàng, trong đó, tập trung vào các sản phẩm vi mô (microinsurance) mua nhanh, bồi thường đơn giản.

Ông Trần Hoài An - Tổng giám đốc BIC:

BIC quyết tâm đẩy nhanh việc đổi mới công nghệ, phương thức kinh doanh

Thị trường bảo hiểm về đích với doanh thu gần 215.000 tỷ đồng

Nỗ lực vượt “bão” Covid-19 năm 2021, hoạt động kinh doanh của BIC ghi nhận những kết quả rất tích cực và bền vững. Doanh thu phí bảo hiểm riêng công ty mẹ ước đạt 2.821 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với năm ngoái. Năm 2021 dự kiến sẽ là năm đầu tiên BIC vượt mốc 400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, đồng thời tiếp tục ghi nhận lãi cao từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Bên cạnh những kết quả kinh doanh tốt, năm 2021, BIC cũng đạt được nhiều kết quả tích cực ở các mặt hoạt động khác như: được A.M. Best tái khẳng định xếp hạng tín nhiệm B++; được vinh danh với nhiều danh hiệu, giải thưởng uy tín như Top 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ uy tín nhất Việt Nam, Top 100 Thương hiệu mạnh nhất Việt Nam… Đặc biệt, năm 2021, lần đầu tiên thương hiệu BIC được Forbes Việt Nam định giá ở mức 10 triệu USD, đứng thứ 3 tại thị trường bảo hiểm Việt Nam (bao gồm cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ).

Năm 2022, dự báo tình hình dịch Covid-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, tiếp cận ở khía cạnh tích cực, đây cũng là động lực để BIC thêm quyết tâm thay đổi, đẩy nhanh việc cải tiến hoạt động, đổi mới công nghệ, phương thức kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng… gắn với định hướng phát triển 5 năm tới là tăng cường hoạt động bán lẻ.