dau mo

Ảnh nguồn: Bloomberg

Cuộc đàm phán vừa diễn ra ở Vienna, Ý giữa 2 thành viên của Hiệp hội các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) này đã không đạt được một thỏa thuận chính thức nào.

Ả Rập Xê Út – nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới nói rằng họ sẵn lòng cắt giảm đầu ra của mình – đã đạt đến mức kỷ lục 10,7 triệu thùng/ngày vào tháng Bảy – nếu Iran giới hạn sản lượng ở mức 3,6 triệu thùng/ngày, tờ Bloomberg đưa tin theo một nguồn tin đáng tin cậy.

Các nhà xuất khẩu dầu đã gặp gỡ ở Vienna, Paris cho đến Moscow cố gắng đạt được một sự đồng thuận, trước khi các cuộc nói chuyện ở thủ đô của Algeri bắt đầu vào tuần tới.

Tuy nhiên, đề nghị này nhiều khả năng sẽ vấp phải sự phản đối của Iran, quốc gia đang tham vọng lấy lại sản lượng ít nhất 4 triệu thùng/ngày mà họ đạt được vào năm 2011, trước khi các lệnh trừng phạt được áp đặt lên Nhà nước Hồi giáo. Sản lượng dầu của Tehran đang ở mức 3,8 triệu thùng/ngày, cao hơn mức ước tính của các chuyên gia phân tích và OPEC.

Thất bại trong đàm phán kiềm chế đầu ra đồng nghĩa với việc dư thừa cung dầu thô toàn cầu sẽ còn tiếp diễn ít nhất đến năm 2017.

Ả Rập Xê Út đã chống lại bất kỳ đề xuất cắt giảm sản lượng nào từ khi nước này dẫn dắt OPEC chuyển chiến lược vào năm 2014. Kể từ đó, toàn nhóm đã bơm ra không giới hạn để bảo vệ thị phần, cạnh tranh bởi nguồn cung cấp của các đối thủ bao gồm cả dầu đá phiến ở Mỹ, thay vì giảm sản lượng để hỗ trợ giá.

OPEC và Nga – các nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới – sẽ gặp gỡ vào tuần tới ở Algeri cho cuộc đàm phán có thể bao gồm các đề xuất đóng băng đầu ra trong một nỗ lực để giúp cân bằng lại thị trường dầu mỏ như diễn biến bất ổn, giữ giá dưới 50 USD/thùng, bằng khoảng một nửa mức hai năm trước đây./.

Ngọc Trang (theo Bloomberg)