Chú thích ảnh
Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt, Đức, ngày 2/3/2020.
Chứng khoán thế giới đồng loạt tăng khi nỗi lo Mỹ vỡ nợ tạm lùi xa Chứng khoán thế giới khởi sắc nhờ lo ngại về Evergrande giảm bớt
Bê bối nợ của Evergrande ảnh hưởng trái phiếu và cổ phiếu các công ty bất động sản

Trong phiên này trên thị trường Phố Wall, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,3% xuống 34.378,34 điểm. Chỉ số tổng hợp S&P 500 sụt mất 0,2% xuống 4.350,65 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite để mất 0,1% và khép phiên ở mức 14.465,92 điểm.

Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu cũng không nằm ngoài xu hướng suy giảm. Theo đó, chỉ số FTSE 100 tại London (Vương quốc Anh) giảm 0,2% xuống 7.130,69 điểm, chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt (Đức) để mất 0,3% xuống 15.146,87 điểm và chỉ số CAC 40 tại Paris (Pháp) lùi 0,3% xuống 6.548,11 điểm. Chỉ số tổng hợp Euro Stoxx 50 khi đóng cửa cũng hạ 0,4% xuống 4.055,09 điểm.

Nhà phân tích Craig Erlam của công ty môi giới đầu tư OANDA (Mỹ) cho biết rất nhiều yếu tố không chắc chắn trên thị trường đã tác động đến tâm lý nhà đầu tư trong vài tháng qua. Nhưng công bằng mà nói, các nhà đầu tư không dễ dàng nhận thất bại.

Theo ông Erlam, việc thiếu các lựa chọn thay thế đồng nghĩa là các nhà đầu tư sẽ tiếp tục đặt cược vào thị trường chứng khoán.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo hôm thứ Ba rằng ảnh hưởng liên tục từ đại dịch COVID-19 và sự phân phối vaccine không đồng đều trên toàn thế giới đang làm sâu sắc thêm tình trạng chia rẽ kinh tế, đồng thời làm mờ triển vọng đối với các quốc gia đang phát triển.

IMF cho biết đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ còn tiếp tục trong năm nay và năm tới, khi sự phục hồi được củng cố trên diện rộng. Nhưng các số liệu tổng thể cho thấy sự tụt dốc khá lớn và một số quốc gia đang gặp khó khăn trong quá trình phục hồi.

Tuần này, mọi con mắt sẽ đổ dồn vào báo cáo lạm phát ở Mỹ và Trung Quốc. Hiện thị trường nhận định những chỉ số lạm phát cao sẽ buộc các ngân hàng trung ương phải sớm thắt chặt chính sách tiền tệ.

Áp lực tăng giá đang lên cao, khi giá năng lượng vọt lên mức kỷ lục do nhu cầu tăng trước mùa Đông ở Bắc Bán cầu và nguồn cung bị hạn chế.