Thị trường chứng khoán tuần qua giao dịch đầy biến động tiếp nối đà giảm mạnh từ giao dịch trước. Mốc 1.000 điểm trên chỉ số VN-Index liên tục bị thách thức và chỉ số có 3 phiên đầu tuần đóng cửa dưới mốc tâm lý này.

Mặc dù vậy, phiên tăng mạnh +3,49% ngày 27/10 đã đưa chỉ số VN-Index quay lại trên mốc 1.000 điểm. Trong phiên cuối tuần, chỉ số VN-Index đóng cửa tại 1.027,36 điểm và tăng nhẹ +7,54 điểm (+0,74%) so với phiên cuối tuần liền trước.

Chứng khoán tuần 24 – 28/10: Dòng tiền giải ngân thăm dò

Từ vùng giá thấp, các nhóm ngành bật lại mạnh nhất có thể đến tài chính (+5,3%), hàng tiêu dùng thiết yếu (+3,8%). Trong khi đó, một số ngành vẫn tiếp tục lùi sâu như năng lượng (-6,2%), bất động sản (-4,5%), công nghiệp (-4%) và nguyên vật liệu (-1,1%). Theo đó, có sự phân hóa giữa các nhóm chỉ số khi chỉ số VN30 tăng +1,9%, trong khi chỉ số VNMidcap tăng nhẹ +0,4%, còn chỉ số VNSmallcap giảm -2,6%.

Chứng khoán tuần 24 – 28/10: Dòng tiền giải ngân thăm dò
Nhà đầu tư tham gia tích cực hơn với hoạt động thăm dò đáy diễn ra. Giá trị giao dịch bình quân một phiên trên HOSE đạt 8,7 nghìn tỷ đồng, cao hơn 14,5% so với tuần trước.

Động lực tăng của thị trường chủ yếu nhờ sự đi lên của hàng loạt cổ phiếu ngân hàng như: VCB (+5,3%), CTG (+11,1%), MBB (+9,6%), ACB (+9,3%), BID (+3,7%), VPB (+5,1%) và TCB (+6,6%). Tác động theo chiều ngược lại, các cổ phiếu bất động sản là nhân tố khiến thị trường biến động theo chiều hướng tiêu cực; cụ thể là sự đi xuống sâu của các mã VHM (-6,4%), NVL (-3,3%), KBC (-17%), VGC (-13,3%), DIG (-19,3%), PDR (-8,4%).

Chứng khoán tuần 24 – 28/10: Dòng tiền giải ngân thăm dò

Nhà đầu tư tham gia tích cực hơn với hoạt động thăm dò đáy diễn ra. Giá trị giao dịch bình quân một phiên trên HOSE đạt 8,7 nghìn tỷ đồng, cao hơn 14,5% so với tuần trước. Thanh khoản tăng mạnh nhất ở nhóm VN30 (+16,56%) và nhóm VNMidcap (+16,5%) lên lần lượt 3,3 nghìn tỷ đồng và 4 nghìn tỷ đồng. Riêng thanh khoản ở nhóm VNSmallcap không quá biến động, đạt 1,17 nghìn tỷ đồng/phiên.

Chứng khoán tuần 24 – 28/10: Dòng tiền giải ngân thăm dò
Mặc dù tập trung chủ yếu ở nhóm ngân hàng và chưa tạo được sự lan tỏa, nhưng việc nhịp hồi phục diễn ra sớm nhất ở nhóm cổ phiếu chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn nhất có thể là tín hiệu ban đầu cho thấy thị trường tạm thời tìm được điểm cân bằng trong ngắn hạn.

Nhóm cổ phiếu ngành tài chính là nhóm có thanh khoản đi lên cùng với điểm số nhờ hoạt động bắt đáy diễn ra mạnh mẽ nhất ở nhóm này. Cụ thể, giá trị giao dịch trên nhóm ngân hàng và nhóm chứng khoán tăng lần lượt +22% và +13%. Trong khi đó, giá trị giao dịch tăng +15,5% ở nhóm bất động sản lại phản ánh cung giá thấp ở nhóm này vẫn mạnh trong ngắn hạn.

Chứng khoán tuần 24 – 28/10: Dòng tiền giải ngân thăm dò

Khối nhà đầu tư cá nhân mua ròng mạnh nhất +3,3 nghìn tỷ đồng ở EIB, đưa giá trị mua ròng của khối này lên mức cao +3,4 nghìn tỷ đồng trong tuần vừa qua. Khối tổ chức trong nước mua ròng nhẹ trở lại +212 tỷ đồng, nhóm tự doanh không có giao dịch nào nổi bật và bán ròng không đáng kể -27 tỷ đồng.

Đối ứng với khối nhà đầu tư cá nhân, khối ngoại trong tuần qua bán ròng -3,7 nghìn tỷ đồng; chủ yếu tập trung ở EIB cũng với giá trị tương ứng -3,7 nghìn tỷ đồng. Hai mã VNM và FRT cũng được khối ngoại mua ròng tốt với giá trị lần lượt +168 tỷ đồng và +148 tỷ đồng.

Chứng khoán tuần 24 – 28/10: Dòng tiền giải ngân thăm dò

Thanh khoản cải thiện trong một tuần chỉ số VN-Index biến động mạnh quanh mốc tâm lý 1.000 điểm cho thấy bên mua đã bắt đầu giải ngân thăm dò một phần với tỷ trọng vừa phải. Mặc dù tập trung chủ yếu ở nhóm ngân hàng và chưa tạo được sự lan tỏa, nhưng việc nhịp hồi phục diễn ra sớm nhất ở nhóm cổ phiếu chiếm tỷ trọng vốn hóa lớn nhất có thể là tín hiệu ban đầu cho thấy thị trường tạm thời tìm được điểm cân bằng trong ngắn hạn. Theo đó, nhịp hồi phục được kỳ vọng khả năng tiếp diễn giúp thị trường giao dịch khởi sắc hơn trong các tuần giao dịch tới./.