Mở rộng phạm vi áp dụng Luật Đấu thầu Mở rộng chỉ định thầu đi ngược mục tiêu tăng tính cạnh tranh, minh bạch Luật Đấu thầu (sửa đổi): Chưa thể tháo gỡ “điểm nghẽn” đấu thầu thuốc, vật tư y tế Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Quy trình đấu thầu của Việt Nam ngang bằng các nước tiên tiến

Không tách riêng vốn tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập

Báo cáo tại phiên họp về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách (UBTCNS) Nguyễn Phú Cường cho biết, về đối tượng điều chỉnh, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị nên tách riêng phần vốn từ nguồn thu tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật để bảo đảm tính linh hoạt, kịp thời.

Qua nghiên cứu, trao đổi với các cơ quan liên quan và làm việc với Bộ Y tế và một số bệnh viện lớn thực hiện tự chủ, các đơn vị cho rằng trong lĩnh vực y tế đang tiến tới lộ trình tính đúng tính đủ chi phí, không cần thiết tách riêng nguồn thu từ hoạt động tự chủ, trên thực tế, khó có thể hạch toán riêng biệt, tách bạch rõ ràng về phần vốn này.

Mặt khác, theo quy định của Luật Đầu tư công, nguồn vốn đầu tư từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công là vốn đầu tư công, do đó phải thực hiện đấu thầu và được thực hiện ổn định từ trước đến nay. Vì vậy, Thường trực UBTCNS thống nhất giải trình ý kiến đại biểu, không quy định tách riêng phần thu từ hoạt động tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi): Giảm bớt chỉ định thầu, luật hóa “trường hợp đặc biệt”

Chủ nhiệm UBTCNS Nguyễn Phú Cường trình bày tại phiên họp

Liên quan đến đối tượng điều chỉnh là doanh nghiệp có vốn nhà nước, dự thảo luật quy định điều chỉnh đối với dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), không điều chỉnh đối với các dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước, vốn của DNNN từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án như luật hiện hành.

Một số ý kiến đại biểu cho rằng nếu quy định như dự thảo Chính phủ trình sẽ thu hẹp đáng kể đối tượng dự án sử dụng vốn nhà nước phải đấu thầu, tạo khoảng trống pháp luật trong quản lý vốn nhà nước vì số lượng dự án đầu tư được triển khai thực hiện ở công ty con không phải thực hiện theo quy định của luật đấu thầu sẽ là khá lớn. Nhiều ý kiến Thường trực UBTCNS đề nghị tiếp thu ý kiến của đại biểu và quy định đối tượng áp dụng đối với dự án đầu tư của DNNN và doanh nghiệp có trên 50% vốn thuộc sở hữu của DNNN.

Bên cạnh đó, một số ý kiến Thường trực UBTCNS cho rằng, nếu mở thêm phạm vi các doanh nghiệp có vốn của DNNN thì phạm vi sẽ rất rộng, trong khi có nhiều ý kiến cho rằng khu vực DNNN đang kém cạnh tranh so với khối doanh nghiệp tư nhân do chịu sự ràng buộc quá nhiều quy định pháp luật. Do vậy, đề nghị cân nhắc để tránh làm hạn chế tính chủ động của các doanh nghiệp, trường hợp cần thiết, chỉ quy định các công ty con của các DNNN có 100% vốn điều lệ của DNNN.

Tránh lạm dụng chỉ định thầu

Về chỉ định thầu, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, dự thảo luật bổ sung nhiều trường hợp chỉ định thầu, giảm trường hợp đấu thầu là không phù hợp, không tạo ra tính cạnh tranh, công bằng, tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ xảy ra tiêu cực. Do vậy, cần quy định chặt chẽ, chỉ áp dụng chỉ định thầu trong trường hợp thật sự cần thiết, cấp bách và quy định tiêu chí cụ thể, tránh lạm dụng.

Tiếp thu ý kiến này, cơ quan thẩm tra đã phối hợp rà soát, chỉnh lý Điều 23 dự thảo luật mới theo hướng giảm một số trường hợp chỉ định thầu, trong đó đã loại bỏ các trường hợp chỉ định thầu đối với: “gói thầu tái định cư”, “Gói thầu thực hiện các dự án quan trọng quốc gia cần triển khai ngay theo Nghị quyết của Quốc hội”. Đồng thời, bổ sung luật hóa quy định đang được hướng dẫn tại Nghị định về hạn mức áp dụng chỉ định thầu và bổ sung quy định “trường hợp cần điều chỉnh hạn mức để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước, Chính phủ báo cáo UBTVQH xem xét, quyết định”.

Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi): Giảm bớt chỉ định thầu, luật hóa “trường hợp đặc biệt”
Các đại biểu tham dự phiên họp sáng 15/3.

Đối với quy định lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt, cơ quan thẩm tra đã phối hợp với ban soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu chỉnh lý, luật hóa tối đa quy định tại Quyết định số 17/2019 của Thủ tướng Chính phủ theo hướng: quy định rõ trường hợp đặc biệt đối với: gói thầu mua sắm thông qua các tổ chức quốc tế; gói thầu mua sắm vắc xin trong quá trình thử nghiệm, có yêu cầu đặc thù của nhà sản xuất về điều kiện mua, thanh toán, bảo lãnh… Đồng thời, quy định rõ hơn về điều kiện áp dụng, phân cấp thẩm quyền quyết định trường hợp đặc biệt cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Một số ý kiến cho rằng, nội dung chỉnh lý không thật sự giải quyết được vướng mắc về khái niệm “đặc thù”, “điều kiện đặc thù” so với các quy định của Luật hiện hành. Về thực chất, các trường hợp này kết quả cũng tương tự như chỉ định thầu. Vì vậy, đề nghị cân nhắc, trường hợp nào thật sự cần thiết thì có thể bổ sung vào hình thức lựa chọn nhà thầu và tiến tới bỏ các quy định về “trường hợp đặc biệt” để bảo đảm sự rõ ràng minh bạch. Trong trường hợp vẫn duy trì quy định về “trường hợp đặc biệt”, đề nghị quy định rõ hơn về thẩm quyền quyết định, hoặc giao trực tiếp Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định và chịu trách nhiệm và bỏ trường hợp “Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương”.

Quy định cụ thể về mua thuốc, trang thiết bị y tế

Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn thời gian gần đây, dự thảo luật cũng đã dành nhiều điều, khoản để quy định về vấn đề mua thuốc, trang thiết bị y tế. Trong đó, tại Điều 23 về Chỉ định thầu quy định áp dụng chỉ định thầu đối với “Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, thuốc, hóa chất, phương tiện, trang thiết bị y tế, xây lắp phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, cấp cứu người bệnh cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe người dân”; Điều 28 về Hình thức “đàm phán giá” được quy định áp dụng riêng đối với “các gói thầu mua biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu; thuốc, dược liệu chỉ có từ 1 đến 2 nhà sản xuất và trường hợp đặc thù khác”; Chương V quy định về “mua sắm tập trung, mua thuốc”…