413.000 ca nhiễm và 6.643 ca tử vong; Nga, Ukraine lập kỷ lục mới về số người chết Thế giới xấp xỉ 251 triệu ca bệnh; Nga vẫn dẫn đầu về số ca mắc mới và tử vong
Chú thích ảnh
Hành khách tập trung đông đúc tại Nhà ga Trung tâm Berlin, Đức, ngày 5/11/2021

Nhiều nước trên thế giới cuộc sống bình thường mới đang đến với người dân trong bối cảnh tình hình dịch bệnh có chiều hướng lắng dịu. Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong trong ngày có xu thế đi ngang trên phạm vi toàn cầu, tuy nhiên vẫn còn những vùng dịch vẫn "nóng".

Thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 11/11 (giờ Việt Nam) cho thấy, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu tính đến nay là 251.974.505 ca, trong đó có 5.085.524 người tử vong. Cả số ca mắc mới và ca tử vong gần như đi ngang so với ngày hôm qua (10/11) với 251.484.852 ca mắc mới, trong đó có 5.077,933 ca tử vong.

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 424.103 trường hợp mắc COVID-19 và 5.969 ca tử vong nâng tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 251,9 triệu ca, trong đó trên 5 triệu người không qua khỏi. Số ca mắc mới tăng không đáng kể 413.062 ca trong ngày (10/11) nhưng số ca tử vong lại tăng (ngày 10/11 ghi nhận 6.643 ca).

Trong 1 ngày qua, Mỹ là nước có số ca mắc mới cao nhất, trong khi số ca tử vong mới cao nhất thế giới xảy ra tại Nga. Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Anh, Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và số ca mắc mới vẫn cao.

Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 227 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 18 triệu ca và trên 73.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.

Ngày 10/11, thế giới có 121 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 96 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.

Tại Hàn Quốc số ca mắc mới lần đầu tiên tăng trở lại trên 2.400 ca sau khi nước này thực hiện chiến lược "Sống chung với COVID-19" kể từ ngày 1/11 vừa qua. Cụ thể, nước này ghi nhận 2.425 ca mới, trong đó 2.409 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc trên cả nước lên 385.831 ca. Với thêm 14 ca không qua khỏi, số ca tử vong vì Covid-19 đã tăng lên thành 3.012 ca. Tỷ lệ tử vong là 0,78%.

Tại Israel, trong ngày 9/11đã có thêm 458 ca mắc mới COVID-19. Số ca nặng tính đến sáng 10/11 là 156 ca. Các con số này đều đã giảm mạnh so với thời điểm đỉnh dịch cách đây 2 tháng.

Tại châu Âu, làn sóng dịch COVID-19 ở Nga đang có dấu hiệu lây lan nhanh hơn trước và giai đoạn biến chứng của bệnh cũng diễn ra nhanh hơn so với sự lây lan của biến thể ở Vũ Hán (Trung Quốc) giai đoạn đầu dịch.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Saint Petersburg, Nga.

Trong 24 giờ qua, Đức ghi nhận số ca mắc mới lên tới gần 40.000 ca - mức cao nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát. Tỷ lệ lây nhiễm trên 100.000 dân trong 7 ngày đã lên mức 232,1 và đây là ngày thứ 3 liên tiếp tỷ lệ lây nhiễm vượt quá 200. Đức cũng ghi nhận thêm 236 ca tử vong, nâng tổng số ca từ đầu dịch lên 96.963. Số bệnh nhân COVID-19 được tiếp nhận ở các bệnh viện trên 100.000 dân trong 7 ngày hiện là 4,31, tăng từ mức 3,93.

Tại Pháp, tuy tình hình có vẻ khả quan hơn so với tại Đức hay Anh, nhưng tỷ lệ lây nhiễm đã tăng 40% so với tuần trước đó. Để kiểm soát làn sóng thứ 5 của dịch bệnh, Chính phủ Pháp cũng đã thông báo hoãn việc nới lỏng các biện pháp phòng ngừa COVID-19 vốn đã được lên kế hoạch từ trước.

Hy Lạp ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục trong 24 giờ qua với 8.613 ca, tăng gấp đôi chỉ trong vòng chưa đầy nửa tháng qua. Các bệnh viện tại nước này đang lâm vào tình trạng quá tải khi số lượng bệnh nhân COVID-19 nhập viện tăng vọt. Trong ngày đã có thêm 46 ca tử vong, thấp hơn so với mức 65 ca ghi nhận một ngày trước đó.

CH Séc ghi nhận 14.539 ca nhiễm mới, mức theo ngày cao nhất kể từ giữa tháng 3 và gần đến những mức cao nhất từ tháng 1. Số ca phải nhập viện đã tăng lên 3.295 ca, trong đó có 462 ca phải điều trị tích cực. Tính đến ngày 9/11, Séc đã có 6,14 triệu người được tiêm đủ vaccine trong tổng số 10,7 triệu dân.

Hungary thông báo ghi nhận 8.434 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, cũng là mức theo ngày cao nhất kể từ đầu tháng 4 ở nước này. Số ca nhập viện là 4.830 ca, trong đó có 463 ca phải điều trị tích cực. Kể từ đầu dịch, Hungary ghi nhận 31.619 ca tử vong. Trong đó, Slovakia ghi nhận 7.055 ca nhiễm mới - mức theo ngày cao nhất kể từ khi dịch bùng phát hồi năm ngoái. Cả nước Hungary hiện có 2.478 ca phải nhập viện, trong đó 438 ca nặng.

Trong ngày­ 10/11, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 21.582 ca mắc COVID-19 và 275 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh khối này tính từ đầu dịch là trên 13.300.000 ca, trong đó trên 282.700 người tử vong.

Indonesia trong 24 giờ qua ghi nhận trên 400 ca bệnh mới và chỉ có 14 ca tử vong. Indonesia được đánh giá là đã qua đỉnh dịch và tình hình đang khả quan hơn rõ rệt.

Tại Philippines, ngày 10/11 vẫn ghi nhận 99 ca tử vong. Diễn biến dịch ở nước này cũng được đánh giá là đã bớt nghiêm trọng trong mấy ngày gần đây.

Myanmar trong 24 giờ ghi nhận 1.180 ca bệnh và 14 ca tử vong. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày qua có xu thế đi ngang.

Chú thích ảnh
Người dân tham quan Cung điện Hoàng gia Thái Lan tại Bangkok.
“Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 10/11 ghi nhận thêm xấp xỉ 7.000 ca bệnh mới, cao nhất khu vực. Trong khi số ca tử vong là 62 người. Thái Lan hiện là điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây.

Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 65 bệnh nhân mới và 5 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, “Xứ sở chùa tháp” đang tính nới lỏng giãn cách xã hội. Trong bối cảnh dịch giảm, nhà chức trách Campuchia đã mở cửa lại đất nước.

Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Malaysia và Việt Nam.