hq

Tổng cục Hải quan chính thức áp dụng hệ thống VNACCS/VCIS từ tháng 4/2014. Hệ thống này đã rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan cho doanh nghiệp, đơn giản hóa hồ sơ hải quan

Phát triển lớn mạnh qua năm tháng

Ngày 22/10/1989, Bộ Tài chính ra quyết định thành lập “Tổ nghiên cứu đề án tổ chức hệ thống Tin học ngành Tài chính” - tiền thân của Cục Tin học và Thống kê tài chính, với nhiệm vụ quan trọng nhất là xây dựng “Đề án ứng dụng tin học vào công tác quản lý tài chính” để trình Chính phủ phê duyệt làm căn cứ triển khai trong những năm tiếp theo. Từ đây, công cuộc nghiên cứu và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý ngành Tài chính được chính thức khởi động, với tổ nghiên cứu gồm 8 cán bộ.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của ngành Tài chính trong từng giai đoạn, qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và thống kê tài chính được chia thành những giai đoạn chính.

Từ năm 1989 đến năm 1994 là giai đoạn tạo môi trường tin học với các nội dung đào tạo phổ cập tin học cho cán bộ ngành Tài chính; trang bị máy tính cá nhân cho các đơn vị nghiệp vụ; xây dựng chương trình ứng dụng hỗ trợ những nghiệp vụ cơ bản và cần thiết nhất. Sau đó, vào năm 1991 một loạt những chương trình phần mềm đã được ngành Tài chính ứng dụng rộng rãi và hiệu quả trên phạm vi toàn quốc như: chương trình phần mềm quản lý ngân sách nhà nước, phần mềm kế toán kho bạc, phần mềm quản lý thuế (TVN) tại Trung ương, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh…

Từ năm 1994 đến năm 2005 là giai đoạn kiện toàn tổ chức, kết nối mạng máy tính, nâng cấp và phát triển các chương trình ứng dụng. Một dấu mốc đáng chú ý trong giai đoạn này đó là ngày 29/7/2003,

Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 117/2003/QĐ-BTC thành lập Cục Tin học và Thống kê tài chính với chức năng nhiệm vụ lớn hơn trong việc thống nhất quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong toàn ngành Tài chính, cùng với một chức năng quan trọng nữa là chức năng thống kê tài chính; đánh dấu bước phát triển mới của công tác triển khai ứng dụng CNTT và thống kê trong quản lý của ngành Tài chính.

Từ năm 2005 đến năm 2014, ngành Tài chính tập trung xây dựng nền tài chính điện tử. Trong giai đoạn này, công tác triển khai ứng dụng CNTT và thống kê trong ngành Tài chính đã có chiến lược rõ ràng, tiến hành đồng thời ba nội dung: củng cố về tổ chức; tăng cường về công nghệ; hoàn thiện về chính sách và luôn đảm bảo tính kế thừa nhằm tạo nên những bước tiến vững chắc trong quá trình xây dựng các chiến lược, kế hoạch tổng thể ứng dụng CNTT, thống kê trong ngành Tài chính.

Đi đầu trong chuyển đổi sang nền tài chính số hiện đại

Từ năm 2015 đến nay, ngành Tài chính tập trung “Phát triển tài chính điện tử, hướng tới tài chính số”. Việc triển khai ứng dụng CNTT và thống kê ngành Tài chính tập trung thực hiện các mục tiêu chủ đạo sau: nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành Tài chính và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển các nền tảng chia sẻ dữ liệu trong ngành Tài chính và giữa ngành Tài chính với người dân, doanh nghiệp, tổ chức; tăng cường xây dựng, khai thác dữ liệu lớn và dữ liệu mở hướng tới Tài chính số, tạo nền tảng cho ngành Tài chính tiếp cận, nắm vai trò chủ động, kiến tạo và đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền Tài chính số hiện đại tại Việt Nam.

Nhằm chủ động tiếp cận, tham gia và tận dụng các lợi thế của cuộc Cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0 trong lĩnh vực tài chính - ngân sách, ngày 9/3/2018 Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ về triển khai công nghệ của cuộc cách mạng này.

Đến thời điểm hiện nay, Bộ Tài chính đã bước đầu triển khai có hiệu quả nhiều công nghệ mới là công nghệ “lõi” của CMCN 4.0 trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực quản trị công, nhằm tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển. Tuy nhiên, để nắm bắt cơ hội của cuộc CMCN 4.0, đồng thời triển khai thực hiện thành công Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính, con đường phía trước của công tác ứng dụng CNTT, thống kê trong ngành Tài chính còn nhiều khó khăn, đòi hỏi toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính, đặc biệt là cán bộ làm việc trong lĩnh vực CNTT phát huy hơn nữa tính chủ động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với việc khó, tạo nên các bước đột phá, các làn sóng mới trong xây dựng, triển khai ứng dụng CNTT, thống kê trong ngành Tài chính.

Cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và trong khu vực đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với các quốc gia, trong đó có Việt Nam; lĩnh vực tài chính được đánh giá sẽ chịu ảnh hưởng mạnh với một số cơ hội, thách thức..., tin rằng, với sự quan tâm, ủng hộ và chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ Tài chính, cùng kinh nghiệm quản lý và triển khai có được trong giai đoạn vừa qua, công tác triển khai ứng dụng CNTT trong ngành Tài chính tiếp tục có bước tiến mạnh mẽ hơn nữa, thành công hơn nữa thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao.

Bộ Tài chính triển khai hiệu quả nhiều công nghệ “lõi”
của Cách mạng Công nghiệp 4.0


Nhằm chủ động tiếp cận, tham gia và tận dụng các lợi thế của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực tài chính - ngân sách, ngày 9/3/2018 Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ về triển khai công nghệ của cuộc cách mạng này.

Đến thời điểm hiện nay, Bộ Tài chính đã bước đầu triển khai có hiệu quả nhiều công nghệ mới là công nghệ “lõi” của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực quản trị công, nhằm tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển.

Từ năm 2015 đến nay, ngành Tài chính tập trung “Phát triển tài chính điện tử, hướng tới tài chính số”. Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và thống kê ngành Tài chính tập trung thực hiện các mục tiêu chủ đạo sau: nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành Tài chính và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển các nền tảng chia sẻ dữ liệu trong ngành Tài chính và giữa ngành Tài chính với người dân, doanh nghiệp, tổ chức; tăng cường xây dựng, khai thác dữ liệu lớn và dữ liệu mở hướng tới Tài chính số.

Trung Kiên