Thông tin từ Cục Thống kê Hà Nội cho thấy, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trong tháng 1/2025 ước đạt 5,872 triệu tỷ đồng, tăng 0,5% so với cuối năm 2024. Trong đó, tiền gửi đạt 5,197 triệu tỷ đồng, tăng 0,56%; phát hành giấy tờ có giá đạt 675.000 tỷ đồng, tăng 0,04%.

Lãi suất huy động thay đổi trái chiều tại hai "đầu tàu"

Trong tháng 1/2025, các tổ chức tín dụng tuân thủ nghiêm quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Theo Cục Thống kê Hà Nội, lãi suất huy động trên địa bàn Thủ đô có xu hướng giảm, trong khi chính sách cho vay được điều chỉnh linh hoạt hơn.

Hiện lãi suất tiền gửi VND tại các ngân hàng thương mại phổ biến ở mức 0,1 - 0,5%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng; 2 - 5,35%/năm với kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 2,9 - 6,1%/năm với kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng và 4,7 - 6,6%/năm với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

So kè tăng trưởng tín dụng tại hai
Tăng trưởng huy động và tín dụng tại TP. Hà Nội tháng 1/2025. Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội.

Trong khi lãi suất huy động trên địa bàn Thủ đô có xu hướng giảm thì tại TP. HCM, thông tin từ Cục Thống kê TP. HCM, lãi suất huy động bằng VNĐ lại điều chỉnh tăng 0,1-0,4%/năm tùy kỳ hạn so với cuối năm 2023.

Tổng vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố tăng 17,0% và dư nợ tăng 12,8% so với cùng kỳ. Cụ thể, tổng vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP. HCM ước tính đến ngày 31/1/2025 đạt 4,089 triệu tỷ đồng, tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 17,0% so với cùng kỳ.

Trong đó, vốn huy động bằng VND ước đạt 3,656 triệu tỷ đồng, chiếm 89,4% tổng vốn huy động, tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 13,3% so với cùng kỳ. Vốn huy động bằng ngoại tệ ước đạt 433,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,6% tổng vốn huy động, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 62,4% so với cùng kỳ

Tín dụng tăng chậm, lãi suất cho vay giảm tại TP. HCM

Cũng theo Cục Thống kê Hà Nội, lãi suất cho vay bình quân dao động từ 6,7 - 9%/năm. Riêng lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp công nghệ cao) bình quân khoảng 3,8%/năm, thấp hơn mức trần 4%/năm của Ngân hàng Nhà nước.

Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tiếp tục ưu tiên vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh, đồng thời triển khai các biện pháp hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn thuận lợi hơn.

So kè tăng trưởng tín dụng tại hai
So kè tăng trưởng tín dụng tại hai "đầu tàu" kinh tế tháng 1/2025. Ảnh tư liệu.

Tình hình tín dụng trên địa bàn Hà Nội tiếp tục tăng trưởng ổn định trong tháng đầu năm 2025. Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 4,403 triệu tỷ đồng, tăng 0,8% so với cuối năm 2024.

Tín dụng tăng chậm đầu năm

Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 4,403 triệu tỷ đồng, tăng 0,8% so với cuối năm 2024. Còn tại "đầu tàu" TP.HCM, tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng ước đạt 3,96 triệu tỷ đồng, tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 12,8% so với cùng kỳ.

Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1,882 triệu tỷ đồng, tăng 1,04%; dư nợ trung và dài hạn đạt 2,521 triệu tỷ đồng, tăng 0,62%.

"Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,83% tổng dư nợ, trong khi thanh khoản của hệ thống ngân hàng trên địa bàn vẫn duy trì ổn định" - Cục Thống kê TP. Hà Nội nêu rõ.

Về dư nợ cho vay theo chương trình tín dụng tại Hà Nội, cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp chiếm 12,57% tổng dư nợ; cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 18,87%; chương trình nông nghiệp, nông thôn chiếm 8,88%; cho vay xuất khẩu chiếm 5,13%; cho vay công nghiệp hỗ trợ chiếm 2,31%; cho vay doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 0,35%; cho vay chính sách xã hội chiếm 0,39%.

Còn tại "đầu tàu" TP. HCM, tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố ước tính đến ngày 31/1/2025 đạt 3,96 triệu tỷ đồng, tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 12,8% so với cùng kỳ. Lãi suất cho vay bằng VND tại các ngân hàng thương mại giảm từ 0,6-1,3%/năm.

Trong đó, phân theo loại tiền tệ, dư nợ tín dụng bằng VND ước đạt 3,8 triệu tỷ đồng, chiếm 96,0% tổng dư nợ toàn hệ thống, tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 13,2% so với cùng kỳ. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ ước đạt 158 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,0%, tương đương so với tháng trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ.

Phân theo kỳ hạn tín dụng, dư nợ ngắn hạn ước đạt 1,88 triệu tỷ đồng, chiếm 47,4% tổng dư nợ tín dụng, tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 13,1% so với cùng kỳ. Dư nợ trung hạn, dài hạn ước đạt 2,083 triệu tỷ đồng, chiếm 52,6% tổng dư nợ, tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 12,6% so với cùng kỳ.

Cung ứng vốn tín dụng kịp thời để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP

Năm 2025, cả nước phấn đấu mục tiêu tăng trưởng đạt từ 8% trở lên, đây là tiền đề để hướng đến tốc độ tăng trưởng cao hơn trong những năm tiếp theo, với kỳ vọng đạt mức hai con số trên 10%. Năm nay, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% để tạo đà đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%.

Một trong những giải pháp được triển khai cấp tập từ đầu năm, đó là điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp, kịp thời, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng truyền thống; tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất và nghiên cứu triển khai các gói tín dụng mới để hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.