Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần 28/11 - 2/12 bất ngờ có một tuần tăng điểm bùng nổ vượt kỳ vọng. Với 4 phiên tăng điểm mạnh và chỉ một phiên điều chỉnh nhẹ vào ngày thứ Năm, chỉ số VN-Index đã lấy lại 108,55 điểm, đóng cửa tại mốc 1.080 điểm và tăng +11,17% so với tuần liền trước. Đây là tuần tăng điểm mạnh mẽ nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ tháng 12/2009.

Sự đồng thuận và tính lan tỏa trên thị trường rất cao. Trong tuần, trên HOSE có 333 mã tăng so với chỉ 53 mã giảm và 16 mã không đổi. Các chỉ số vốn hóa thành phần cùng đạt mức tăng trưởng 2 con số, cụ thể chỉ số VN30 tăng +13%; chỉ số VNMidcap và VNSmallcap tăng lần lượt +13,2% và +10,9%.

Tâm lý nhà đầu tư trên thị trường tiếp tục chuyển biến tích cực hơn trước tín hiệu giao dịch khởi sắc trở lại của 2 cổ phiếu bất động sản là NVL và PDR sau khi Novaland và Phát Đạt có các bước đi đầu tiên nhằm ổn định tình hình tài chính. NVL chấm dứt chuỗi 17 phiên sàn và tăng lại +16,38% trong tuần qua. Tương tự, với 4 phiên tăng kịch trần PDR tăng +20,93%.

Thị trường chứng khoán: Dòng tiền mới gia tăng, bên mua đẩy mạnh giải ngân
Thị trường chứng khoán: Dòng tiền mới gia tăng, bên mua đẩy mạnh giải ngân
Sự lạc quan đã chiếm ưu thế nhờ dòng tiền mới từ khối ngoại tiếp tục được đẩy mạnh tạo động lực cho dòng tiền cá nhân tham gia giao dịch tìm cơ hội ngắn hạn giúp thanh khoản chung quay lại mức cao.

Hầu hết các ngành đều đạt mức tăng trưởng điểm số cao ấn tượng. Dẫn đầu là tăng trưởng 21,7% ở nhóm nguyên vật liệu do 3 mã chủ chốt trong nhóm là HPG (+27,1%), HSG (+24,75%), NKG (+26,77%) tăng vượt trội. Theo sau là các nhóm hàng tiêu dùng không thiết yếu (+16,6%), Bất động sản (+15,4%), năng lượng (+13,8%), tài chính (+13,1%), công nghiệp (+11,4%). Các nhóm ngành mang tính phòng thủ tăng chậm hơn nhưng cũng ở mức rất tốt như công nghệ thông tin (+8,8%), hàng tiêu dùng thiết yếu (+7,2%), tiện ích (+5,6%) và y tế (+3,6%).

Thị trường chứng khoán: Dòng tiền mới gia tăng, bên mua đẩy mạnh giải ngân

Theo đó, động lực đi lên mạnh của thị trường cũng đến chủ yếu từ nhóm vốn hóa trụ cột đầu ngành như VCB +16,3%, VHM +21,7%, HPG +27,1%, TCB +25,2%, VIC (+5,9%), MSN (+10,5%), MWG (+24,3%), GAS (+6,1%), VPB (+11,6%), MBB (+16,1%), CTG (+8,3%), VRE (+15,2%), GVR (+14,8%)… SAB giảm -1,7% - là mã vốn hóa lớn duy nhất đi ngược xu hướng chung.

Thanh khoản trong tuần 28/11 - 2/12 quay lại mức cao. Giá trị giao dịch bình quân phiên trên HOSE tăng vọt +78,28% lên 16,1 nghìn tỷ đồng, đây là mức thanh khoản cao nhất theo tuần tính từ tuần cuối tháng 4/2022 đến nay. Thanh khoản tăng được đóng góp đồng đều bởi giá trị giao dịch tăng mạnh ở nhóm VN30 (+87,56%), nhóm VNMidcap (+69%), VNSmallcap (+75,8%).

Thị trường chứng khoán: Dòng tiền mới gia tăng, bên mua đẩy mạnh giải ngân

Tất cả các nhóm ngành đều được giao dịch sôi động trở lại. Các ngành chiếm tỷ trọng vốn hóa cao đều thu hút mạnh lại dòng tiền như: bất động sản (+103%), ngân hàng (+77,3%), chứng khoán (+102%), dầu khí (+72%), thực phẩm đồ uống (+46%), bán lẻ (+50,6%), thép-tôn mạ (+108%). Trong đó, bất động sản là nhóm có giá trị giao dịch tăng 3 tuần liên tiếp. Với 7,2 nghìn tỷ đồng và 3 nghìn tỷ đồng, NVL và PDR nằm trong nhóm có thanh khoản cao nhất thị trường trong tuần này, bên cạnh đó là các mã quen thuộc như HPG (5,2 nghìn tỷ đồng), SSI (3 nghìn tỷ đồng), STB (2,9 nghìn tỷ đồng).

Thị trường chứng khoán: Dòng tiền mới gia tăng, bên mua đẩy mạnh giải ngân

Sau trạng thái tiết cung cung ở tuần liền trước, lực cầu mạnh bất ngờ khối ngoại đã kích hoạt lại lực cung từ khối nhà đầu tư cá nhân. Các tổ chức nước ngoài có tuần mua ròng kỷ lục +9,1 nghìn tỷ đồng, trong khi khối cá nhân đẩy mạnh bán ròng lên -8,1 nghìn tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng nhiều nhất ở các mã HPG +1,4 nghìn tỷ đồng, VHM +1,3 nghìn tỷ đồng, STB +800 tỷ đồng, MSN +756 tỷ đồng, VIC +684 tỷ đồng, SSI (+558 tỷ đồng); đây cũng chính là nhóm khối cá nhân bán ròng nhiều nhất.

Khối tự doanh tuần qua quay lại mua ròng +814 tỷ đồng, tập trung chính ở 5 mã NVL (+556 tỷ đồng), VHM (+236 tỷ đồng), FPT (+179 tỷ đồng), PDR (+160 tỷ đồng), MWG (+144 tỷ đồng).

Thị trường chứng khoán: Dòng tiền mới gia tăng, bên mua đẩy mạnh giải ngân

Dòng vốn vào nhóm quỹ ETF tăng mạnh trở lại đạt +2,3 nghìn tỷ đồng. Qũy Fubon ETF đẩy mạnh giải ngân, có dòng vốn vào ròng mạnh nhất +1,13 nghìn tỷ đồng. VanEck Vectors Vietnam cũng được vào ròng +429 tỷ đồng. Với quỹ ETF nội, VFM VNDiamond được vào ròng tốt nhất +750 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán: Dòng tiền mới gia tăng, bên mua đẩy mạnh giải ngân

Nhìn chung, dòng tiền đầu tư từ các quỹ ETF diễn biến rất tích cực trong thời gian vừa qua; trong khi đó dòng tiền từ các quỹ chủ động cũng đã được đẩy mạnh nhờ kỳ vọng tích cực vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong dài hạn.

Với quán tính tăng mạnh và tâm lý nhà đầu tư đang tốt, khả năng đà tăng thị trường sẽ tiếp diễn trong tuần giao dịch tới với vùng kháng cự gần nhất thị trường sẽ phải thử thách là 1.100 - 1.110 điểm trên chỉ số VN-Index.

Diễn biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong tuần vừa qua cho thấy bước chuyển biến tâm lý rất lớn của các nhà đầu tư trên thị trường. Bên bán đã dừng phần lớn các hoạt động bán ra khi đánh giá khả năng thị trường đã tạo đáy. Trong tuần, sự lạc quan đã chiếm ưu thế nhờ dòng tiền mới từ khối ngoại tiếp tục được đẩy mạnh tạo động lực cho dòng tiền cá nhân tham gia giao dịch tìm cơ hội ngắn hạn, giúp thanh khoản chung quay lại mức cao.

Việc các mã vốn hóa trụ cột đầu ngành đồng loạt đi lên mạnh mẽ cũng là một tín hiệu tốt cho đợt hồi phục. Nhờ đó, thị trường mà cụ thể là chỉ số VN-Index dễ dàng vượt qua các ngưỡng cản kỹ thuật quan trọng, bao gồm mốc tâm lý 1.000 điểm. Với quán tính tăng mạnh và tâm lý nhà đầu tư đang tốt, khả năng đà tăng thị trường sẽ tiếp diễn trong tuần giao dịch tới với vùng kháng cự gần nhất thị trường sẽ phải thử thách là 1.100 - 1.110 điểm trên chỉ số VN-Index.

Các yếu tố rủi ro cho thị trường nhà đầu tư cần lưu ý sắp tới bao gồm thách thức từ tình hình kinh tế vĩ mô, lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn vào cuối năm và kết quả kinh doanh nhiều doanh nghiệp niêm yết sẽ yếu đi trong quý IV, do tác động từ lạm phát và lãi suất./.