Dưới đây là danh sách 10 thị trường nhà đất tăng và giảm kỷ lục trong năm 2014 do CNBC tổng hợp dựa trên số liệu 4 quý.

Top những thị trường tăng mạnh nhất:

1. Ireland – 15%

1. Ireland – 15%

Ireland vượt lên dẫn đầu ngoạn mục từ những vị trí thị trường tăng trưởng yếu nhất vào năm 2009-2012. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của thị trường năm nay vẫn thấp hơn 39% so với đỉnh của năm 2007. Tâm lý nhà đầu tư đối với thị trường hồi phục từ năm 2012. Đồng thời, hoạt động cho thuê tại Thủ đô Dublin cũng tăng mạnh.

2. Dubai – 12,5%

2. Dubai – 12,5%

Trong thời gian 12 tháng kể từ tháng 9 năm ngoái, thị trường nhà đất của nhà nước thuộc các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất này tăng trưởng hai con số, nhưng có sụt giảm hơn 5% giữa tháng 6 và tháng 9 năm nay do phí chuyển nhượng cao gấp đôi và đưa ra trần thế chấp. Tuy nhiên, điều đó sẽ không cản trở được đà tăng của thị trường này.

3. Vương quốc Anh – 10,5%

3. Vương quốc Anh – 10,5%

Trong thời gian tính toán từ 9/2013 đến 9/2014, giá nhà đất ở Anh đã tăng rất nhiều. Nhưng cho đến nay, tốc độ có hạ nhiệt. Cư dân cao cấp, đối tượng chiếm 5% mức tiêu thụ thị trường, được cho là sẽ không đóng góp cho tăng trưởng vào năm sau.

4. Estonia – 10%

4. Estonia – 10%

Con số 10% của Estonia chủ yếu nhờ vào mức tăng chóng mặt những tháng đầu năm, vì thị trường bất động sản này đã giảm nhẹ kể từ tháng 4. Xu hướng gia tăng tại Estonia phần nhiều do những nhà đầu tư Nga nâng đỡ.

5. Đài Loan – 9,7%

5. Đài Loan – 9,7%

Theo các số liệu, thị trường nhà đất Đài Loan đã tăng liên tục kể từ năm 2009. Giá đất ở đây là hơn 7.000 USD/mét vuông, khiến Đài Loan trở thành thành phố đắt đỏ thứ 18 của thế giới.

Top thị trường sụt giảm nhiều nhất:

6. Trung Quốc – giảm 1,2%

5. Trung Quốc – 1,2%

Tại thị trường đông dân nhất thế giới này, bất động sản giảm mạnh nhất từ tháng 3, khoảng 3,6%. Đặc biệt vào tháng 10, có 67 trên 70 thành phố của Trung Quốc chứng kiến giá nhà đất giảm. Hai thành phố có mức giảm lớn nhất là Thẩm Dương và Hàng Châu – thủ phủ của tập đoàn thương mại điện tử Alibaba.

7. Ba Lan – 2,4%

4. Ba Lan – 2,4%

Thị trường bất động sản Ba Lan sụt giảm cùng với tăng trưởng kinh tế chậm chạp. Savills dự đoán giá nhà đất sẽ còn giảm trong những tháng đầu năm 2015 trong khi nguồn cung thì vẫn tăng lên.

8. Tây Ban Nha – 2,7%

8. Tây Ban Nha – 2,7%

Tuy tình hình kinh tế chung của Tây Ban Nha có xu hướng tăng, thị trường nhà đất lại ngược dòng, tiếp nối sự ảm đạm kéo dài từ những năm 2000. Tuy nhiên, phân khúc nhà ở cao cấp lại tăng đến 6,4%.

9. Singapore – 3,3%

9. Singapore – 3,3%

Với việc tăng thuế nhà ở đối với người nước ngoài, chính phủ Singapore đã khiến thị trường bất động sản đảo quốc sư tử giảm hơn 3% cùng với khối lượng giao dịch ít hơn hẳn.

10. Hy Lạp – 7,7%

10. Hy Lạp – 7,7%

Sau 6 năm suy thoái kinh tế, thị trường bất động sản Hy Lạp vẫn ảm đạm. Tuy nhiên, trong cái rủi có cái may, mức giảm này đã thấp hơn so với vài năm trước. Chính phủ Hy Lạp có chính sách hỗ trợ cư trú đối với nhà đầu tư ngoài EU khi mua hoặc thuê nhà trị giá hơn 300.000 USD trở lên./.

Ngọc Nguyễn (CNBC)